1, Luyện nói tiếng Anh bất kỳ lúc nào có thể. Khi bạn nói rằng bạn không có ai để luyện nói cùng, mình nghĩ là bạn đang quên mất một người rất quan trọng đó. Người đó chính là BẠN đó. Bất cứ lúc nào thoải mái, bạn đều có thể nói chuyện với chính mình mà. Có khi nào bạn tự lẩm bẩm với mình những suy nghĩ trong đầu bằng tiếng Việt chưa? Ít nhiều thì cũng vài lần đúng không? Vậy thì tại sao không lẩm bẩm bằng tiếng Anh nhỉ? Hãy đọc to những suy nghĩ đang lướt qua trong đầu bạn bằng tiếng Anh. Sai ngữ pháp, sai từ vựng cũng được, miễn là bạn được nói to ra ngoài. Bằng việc luyện tập như vậy, bạn sẽ không còn ngại nói tiếng Anh nữa. Bạn sẽ thấy việc nói tiếng Anh cũng tự nhiên như tiếng Việt vậy. 2, Nói trôi chảy trước, rồi mới cần đến đúng ngữ pháp. Tại sao lại tập nói trôi chảy trước mà không phải luyện ngữ pháp trước? Bạn nghĩ những đứa trẻ người Mỹ lên 3 đã biết nói đúng ngữ pháp chưa? Vì sao người lớn vẫn hiểu chúng? Ngữ pháp không phải là điều kiện tiên quyết để có buổi hội thoại thành công. Bạn nói to, rõ ràng. Bạn dùng từ vựng đúng với ngữ cảnh. Bạn có ngôn ngữ cơ thể để miêu tả. Tất cả những yếu tố đó sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin đến người nghe. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn không cần ngữ pháp nhé. Hãy vẫn bồi bổ thêm câu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản để bạn tự tin hơn nữa. 3, Luyện tập với gương. Bất cứ lúc nào có cơ hội đứng trước gương, bạn hãy nán lại và nói chuyện với chính mình về một chủ đề thân thuộc trong vòng 2-3 phút. Ví dụ như: chia sẻ về những món ăn ngon bạn được ăn hôm nay; dự định bạn sẽ làm ngày mai; năm nay bạn sẽ đi du lịch ở đâu … Khi ấy, bạn hãy quan sát khẩu hình của mình xem đã đúng cách phát âm chưa, biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể của mình ra sao. Làm như thể bạn đang nói chuyện với một ai đó thực sự ý. 4, Nhấn trọng âm đúng chỗ. Bạn có biết mỗi từ vựng tiếng Anh đều có trọng âm? Ví dụ, bạn nói từ “Hello” như thế nào? Nếu bạn nói là “HEEllo” có thể người nghe sẽ không hiểu là bạn đang chào đâu. Nhưng heLLO thì họ sẽ hiểu vì bạn nhấn trọng âm vào âm “LLO”, tức là âm này được nhấn mạnh hơn âm “he”. Chưa hết, cùng một từ tiếng Anh, nếu bạn nhấn sai chỗ sẽ cho ra nghĩa hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như từ “Present”. Nếu bạn nói “PREsent” thì nghĩa là “Món quà”. Nhưng nếu bạn nhấn là “preSENT” thì người Mỹ sẽ hiểu là “Thuyết trình”. Thật khác với tiếng Việt phải không? Chính vì vậy từ điển tiếng Anh luôn có thêm phần phiên âm để bạn biết nên nhấn trọng âm vào đâu. Khi gặp từ mới cần học, hãy luôn tra từ điển để biết cách phát âm từ. Có vẻ điều này hơi mất công đúng không? Bạn có thể cài ứng dụng eJOY eXtension để tra từ và nghe đọc phát âm chỉ trong tích tắc. 5, Nghe và nhắc lại. Bạn có thích xem phim hài hoặc các chương trình giải trí trên Youtube không? Nếu bạn đang xem bằng tiếng Việt thì đây là thời điểm thích hợp để khám phá các chương trình đó bằng tiếng Anh đó. Mình cam đoan rằng các nội dung tiếng Anh cũng rất hài hước, hóm hỉnh và dễ hiểu. Hãy chọn một đoạn hội thoại ngắn mà bạn thích. Nghe đi nghe lại thật thuộc và nhại lại theo đúng âm điệu lên xuống, tốc độ nhanh chậm, những chỗ nhấn nhá và cả giọng điệu kiểu Anh-Anh hoặc Anh-Mỹ của người nói. Hiệu quả nhất là hãy thu âm câu thoại mà bạn nói, nghe lại và tìm ra chỗ sai của mình. Bạn sẽ rất ngạc nhiên đó. Vì có vẻ như giọng mà bạn nghe trực tiếp khác hẳn với giọng mà bạn nghe qua máy thu âm. Nhưng đó chính là giọng thật của bạn. Và có thể bạn đang nhấn trọng âm không đúng mà bạn không hề hay biết đó. Việc thu âm – nghe lại – sửa sẽ tăng khả năng nói của bạn lên rất nhiều lần so với chỉ nhại lại không. 6, Tongue Twisters. Tongue Twister là một chuỗi các từ có cách phát âm rất dễ bị lẫn với nhau, nhất là khi đọc nhanh. Kiểu như tiếng Việt mình có “buổi trưa ăn bưởi chua” ý. Để nói được tongue twister bạn phải nói chậm, rõ ràng, đúng khẩu hình. Lúc đầu, bạn sẽ thấy lưỡi và cơ miệng của mình không đủ “dẻo”. Những âm nối tiếp nhau như muốn “méo cả mồm”. Nhưng dần dần cơ miệng của bạn sẽ dẻo dai và vào đúng “form” một cách tự nhiên, không cần phải nỗ lực nhiều. Hãy giành thời gian thử luyện tập với tongue twisters dưới đây nhé. Ngay cả người bản ngữ cũng phải “xoắn” lưỡi mới đọc được đó. 7. Cải thiện nội dung nói. Suy nghĩ bằng tiếng Anh. Học các dạng (danh từ, động từ,…) của từ mới. Học cụm từ thay vì học từng từ riêng lẻ. Học nói tiếng Anh qua bài hát. Chuẩn bị cho những tình huống cụ thể.