Lụa là gì?? Tìm hiểu về nguồn gốc của lụa.

Thảo luận trong 'Quảng cáo và Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi thangadu23, 27/4/18.

  1. thangadu23

    thangadu23 Thành viên mới

    Lụa là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ. Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Người ta nuôi tằm (Bombyx mori), lấy tơ xe sợi dệt thành lụa. Đây là một nghề có từ rất lâu đời và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lụa đã từng là thứ đắt tiền chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Lụa đã được vận chuyển từ Trung Quốc và bán cho các nước phương Tây thông qua con đường tơ lụa.

    Do có cấu trúc dạng lăng kính tam giác, lụa phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó với nhiều góc độ khác nhau tạo nên vẻ óng ánh đặc trưng.

    Tơ "tự nhiên" được tạo ra bởi một loài sâu bướm chứ không phải tằm dâu. Nó được gọi là "tự nhiên" vì người ta không thể nuôi loài sâu bướm này như tằm dâu được. Từ rất xưa, nhiều loại lụa tự nhiên đã được dùng ở Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âumặc dù không nhiều bằng lụa từ tằm dâu. Ngoài khác nhau về màu sắc và kết cấu, lụa tự nhiên còn có một đặc điểm khác nữa là: bướm nở ra trước có thể làm hỏng các kén khác nên những sợi tơ dài tạo nên các kén đó sẽ bị đứt ra thành nhiều sợi ngắn hơn. Khi nuôi tằm dâu, người ta nhúng các nhộng vào nước sôi trước khi bướm hình thành hoặc xâu từng con một bằng kim nên cả kén còn nguyên sẽ được tháo ra thành một sơi dài liên tục. Nhờ vậy mà vải dệt từ loại lụa này sẽ chắc hơn. Lụa tự nhiên cũng khó nhuộm hơn.

    Có một vài bằng chứng cho thấy có một lượng ít tơ lụa tự nhiên đã được sản xuất ở vùng Địa Trung Hải và Trung Đông cùng lúc với tơ lụa nuôi cấy ở Trung Hoa nhập tới.

    Lịch sử
    Trung HoaNghề dệt lụa xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, có thể từ rất sớm khoảng năm 6000 TCN nhưng chắc chắn là khoảng năm 3000 TCN là đã có. Ban đầu, chỉ có vua mới được dùng hoặc ban tặng cho người khác; tuy nhiên sau đó thì lụa dần dần được các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc dùng, ở nhiều nơi rồi lan ra đến các vùng khác của châu Á. Lụa nhanh chóng trở thành một thứ hàng cao cấp ở những nơi mà thương nhân người Hoa đặt chân tới, bởi nó bền và có vẻ đẹp óng ánh. Nhu cầu về lụa thì nhiều và nó trở thành một ngành thương nghiệp xuyên quốc gia. Tháng 7 năm 2007, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những mẫu vải lụa được dệt và nhuộm một cách tinh xảo trong một ngôi mộ ở tỉnh Giang Tây có từ đời nhà Đông Chu, cách đây khoảng 2500 năm.

    Bằng chứng đầu tiên về việc mua bán tơ lụa là việc phát hiện sợi tơ trong tóc của một xác ướp Ai Cập. Lụa đã được đưa tới tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Đông, châu Âu và Bắc Phi thông qua con đường tơ lụa nổi tiếng.

    Các vị vua Trung Hoa đã cố gắng giữ bí mật nghề nuôi tằm nhằm giữ thế độc quyền của người Trung Hoa. Tuy nhiên người Triều Tiên đã học được nghề này vào khoảng năm 200 T.C.N, sau đó là người Khotan cổ vào khoảng nửa đầu thế kỷ 1 C.N. và người Ấn Độ khoảng năm 300 C.N.

    Việt Nam
    Theo thần tích làng Cổ Đô, huyện Ba Vì thì nghề chăn tằm, ươm tơ đã có từ thời vua Hùng Vương thứ 6 do công chúa Thiều Hoa khởi nghiệp. Nêu theo đó dân làng vốn giỏi nghề dệt lụa thờ Thiều Hoa làm thành hoàng.

    Trong thư tịch thì sách Hán Thư cũng ghi là người Lạc Việt biết trồng dâu nuôi tằm và lại ghi rõ là "một năm có hai vụ lúa, tám lứa tằm.

    Tục ngữ Việt Nam có câu "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân" ý nói cách ăn mặc tạo nên vẻ đẹp bề ngoài và câu "Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông" để nói về làng Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) là một làng nghề nổi tiếng dệt lụa đẹp với nhiều mẫu hoa văn và lâu đời. Bài hát phổ biến Áo lụa Hà Đông của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa cũng ca ngợi vẻ đẹp của lụa Hà Đông. Bộ phim Áo lụa Hà Đông, một bộ phim đạt giải "Khán giả bình chọn" ở Liên hoan phim Busan, Hàn Quốc, tháng 10 năm 2006, nói về nét đẹp của áo dài may bằng lụa Hà Đông. Ngoài ra, lụa Lãnh Mỹ A ở thị xã Tân Châu, An Giang cũng được nhiều người biết đến.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng