Hiện nay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đang là cứu cánh cho người dân lao động bởi thị trường có mức lương cao, chi phí đi cũng không quá nhiều mà tương lai cũng rộng mở hơn so với đi các nước khác. Tuy nhiên để có chuyến đi thành công các bạn phải lựa chọn được công việc ưng ý, ngành nghề như ý . Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với các bạn nhóm ngành nghề cơ bản giúp bạn lựa chọn chính xác nhất. 1. Cơ Khí Nhật Bản là cường quốc kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới hiện nay với nên công nghiệp hết sức phát triển trong đó cơ khí chính là một trong những ngành mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Hiện nay các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản làm cơ khí luôn được rất nhiều lao động VIệt Nam lựa chọn, bởi sang Nhật làm cơ khí không chỉ giúp người lao động nâng cao chuyên môn tay nghề mà khi hết hợp đồng về nước lại có cơ hội rất lớn làm việc tại các công ty liên doanh Việt Nhật. Nhóm ngành cơ khí chỉ xếp thứ hai sau ngành xây dựng về số lượng lao động xuất khẩu Nhật Bản. Ngành này hiện được JITCO cấp phép với 15 nghề và 29 công việc. Nhóm ngành này giống với xây dựng ở điểm chủ yếu tuyển dụng lao động là nam và các yêu cầu của những nghiệp đoàn cũng không cao. Những công việc phổ biến trong ngành cơ khi phải kể đến như: Hàn, phay, tiện, gia công cơ khí, dập kim loại, lắp ráp linh kiện máy móc, điện tử…Trong những ngành này thì hàn và tiện luôn được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tuyển chọn thực tập sinh nhất. 2. Chế biến thủy sản Ngoài cơ khí, Nhật Bản còn được biết đến là thị trường tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản đứng đầu trên thế giới hiện nay, dự báo trong những năm tới đây nước này sẽ cần thêm khoảng 2000 lao động mỗi năm cho ngành này. Các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản làm chế biến thủy sản thường được rất nhiều bạn nữ quan tâm bởi công việc làm trong nhà xưởng không quá vất vả hơn thế nữa việc làm thêm thường nhiều hơn so với các ngành nghề khác. 3. Xây dựng Tuyển lựa xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng hiện đang chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 30%) trong tổng số các ngành nghề đi làm việc có thời hạn tại Nhật. Nguyên do là bởi xây dựng là ngành mà số lượng các nghề và việc làm được JITCO cấp phép nhiều nhất (21 loại nghề và 27 công việc). Đồng thời các nghiệp đoàn, xí nghiệp tuyển dụng của đối tác Nhật yêu cầu kinh nghiệm, tay nghề từ lao động đi xuất khẩu cũng không quá khắt khe. Đặc biệt, trong bối cảnh giai đoạn từ nay tới năm 2020 Nhật Bản sẽ cần một lượng lớn lao động làm việc trong ngành xây dựng để thi công các công trình phục vụ cho thế vận hội Olympic tổ chức tại Tokyo. So với những ngành nghề khác thì điều kiện tuyển dụng có phần khắt khe hơn, bởi đặc thù của ngành đỏi hỏi người lao động cần phải có sức khỏe, do đó hầu hết các đơn hàng đều tuyển lao động nam có chiều cao từ 1.65m trở lên, có sức khỏe tốt, những ai có kinh nghiệm làm xây dựng là một lợi thế lớn khi tham gia thi tuyển. 4. Chế biến thực phẩm Hiện tại mỗi năm Nhật Bản sẽ cần thêm khoảng 1000 lao động làm việc trong lĩnh vực chế biến thực phẩm với các ngành nghề phổ biến như chế biến xúc xích, thịt nguội, thịt gà, chế biến, đóng gói sản phẩm...trong đó các đơn hàng đóng gói các thực phẩm luôn được nhiều doanh nghiệp Nhật tuyển dụng. 5. Nông nghiệp Không chỉ có nền công nghiệp phát triển, Nhật Bản cũng đứng đầu thế giới về phát triển nông nghiệp với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động canh tác. Những năm vừa qua do tác động tiêu cực của thiên nhiên nên số lượng lao động gắn bó với nông nghiệp tại Nhật Bản bị giảm mạnh, chính vì vậy nhu cầu tuyển dụng lao động ngành này đang ngày một tăng cao. Trong tương lai đây sẽ là ngành mà hoạt động xuất khẩu lao động nước ngoài đang nhắm đến vì 90% người lao động Việt Nam là làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc tăng được số lượng người lao động qua Nhật làm việc trong ngành này sẽ giải quyết được rất lớn những lao động dư thừa và đồng thời tạo ra những người lao động có trình độ và tay nghề về sản xuất nông nghiệp khi về nước. Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản làm nông nghiệp các bạn có thể làm những công việc như làm vườn, chăn nuôi, chế biến nông sản....Đặc thù công việc này sẽ thoải mái hơn so với việc làm tại các nhà máy, công xương theo dây chuyền. Hiện tại hầu hết các trang trại tại Nhật Bản đều được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại do vậy thực tập sinh không chỉ được tích lũy thêm kinh nghiệm vẫn hành những hệ thống máy móc này, mà còn có thể phát triển hệ thống nuôi trồng của Nhật Bản sau khi về nước. 6. Dệt May Hiện tại Nhật Bản cũng đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động trong lĩnh vực may mặc, do đó các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản làm dệt may cũng được tuyển dụng rất nhiều. Dự báo trong năm 2016 này số lao động tuyển thêm cho ngành này sẽ tăng gấp đôi so với năm 2015. Ngành dệt may có những bước phát triển nhảy vọt, trở thành một trong những ngành có số lượng lao động xuất khẩutăng trưởng nhanh nhất trong những năm qua. Ngành này thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ, cần nhiều lao động và phù hợp cho cả nam lẫn nữ, chính do vậy dệt may trở thành một trong những ngành nghề nhận được nhiều hồ sơ nhất so với những ngành khác. Hiện ngành dệt may được cấp phép cho 10 nghề với 17 việc làm. 7. Điện tử Đây được xem là một trong những ngành mũi nhọn trong hoạt động xuất khẩu lao động Nhật Bản của Việt Nam. Rất nhiều lao động phổ thông đã lựa chọn những công việc thuộc nhóm ngành nghề này vì lương tháng được trả tương đối cao, đồng thời có thể học hỏi những kỹ thuật tiên tiến nhất từ cường quốc Nhật Bản. Đặc biệt, sau khi người lao động hết hạn hợp đồng và về nước thì có thể dễ dàng xin việc tại các doanh nghiệp đa quốc gia ở Việt Nam chuyên về điện tử. Ngành điện tử có bất lợi là thời gian làm việc dài và cảm giác áp lực khi làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn. Thời gian hợp đồng thực tập sinh: 3 - 5 năm Các ứng viên quan tâm tới chương trình thực tập sinh có thể liên hệ trực tiếp: 1900 1582 để được tư vấn miễn phí/