Lấy Túi Mỡ Mí Mắt Dưới Đường Trong Bạn có các bọng mắt thừa ở mi mắt dưới, không những khiến đôi mắt trong mệt mỏi và già nua mà còn làm bạn cảm thấy kém tự tin khi giao tiếp, mặc dù bạn vẫn còn trẻ. Bạn không muốn ai biết bạn đi phẫu thuật, không muốn sẹo, không muốn bầm tím hoặc nghỉ việc lâu. Phẫu thuật thẩm mỹ lấy túi mỡ mí mắt dưới đường trong sẽ là giải pháp cho bạn, giúp phục hồi hình dáng tươi trẻ vùng mí mắt dưới và cải thiện hình ảnh thẩm mỹ của khuôn mặt bạn. Lấy túi mỡ mí dưới đường trong là gì? Trong phẫu thuật thẩm mỹ cắt mí mắt dưới, các túi mỡ thừa có thể được cắt bỏ thông qua đường rạch bên ngoài da ngay dưới bờ lông mi hoặc qua đường rạch bên trong qua kết mạc của mí mắt. Kết mạc là một màng mỏng sáng lót mặt sau cuat mí mắt và nằm ở phía trước của nhãn cầu để che lớp cũng mạc ở mắt (lòng trắng) Phẫu thuật lấy mỡ mí mắt dưới qua đường trong nhằm loại bỏ các bọng mỡ phồng ra ở mi dưới mà không có bất cứ vết sẹo nào ở ngoài da. Ai thích hợp cho phẫu thuật cắt các túi mỡ mí mắt dưới đường trong? Bạn có thể là ứng viên tốt cho phẫu thuật lấy túi mỡ mí mắt dưới đường trong, nếu: – Bạn có các bọng mỡ thừa phình ra ở mí dưới ( mặc dù bạn có thể vẫn còn trẻ ). – Mí dưới có ít da thừ và ít nếp nhăn – Trương lực da và cơ của mí dưới tương đối tốt Và bạn nên là người khỏe mạnh, cân bằng về tâm lý và có cái nhìn thực tế về những mong muốn của mình. Lấy túi mỡ mí mắt dưới đường trong được thực hiện như thế nào? Phẫu thuật thường được thực hiện dưới gây tê tại chổ. Mí mắt được kéo nhẹ nhàng ra khỏi nhãn cầu, một đường rạch nhỏ qua kết mạc (phía sau của mí mắt) được thực hiện dọc theo chiều dài của mí mắt. Sau đó, bác sĩ nhẹ nhàng bóc tách bọc lộ các túi mỡ riêng biệt của mí mắt dưới. Thông thường mỡ thừa từ mỗi túi mỡ sau đó sẽ được kẹp, cắt bỏ và đốt điện một cách thận trọng từng tí một. Bác sĩ phẫu thuật có thể dừng lại bất cứ lúc nào, đưa mí mắt về vị trí bình thường và đánh giá kết quả, do đó cho phép độ chính xác tuyệt vời. Khi kết thúc thủ thuật, bác sĩ phẫu thuật có thể đóng vết thương bằng một hoặc hai vết khâu tự tiêu. Ưu điểm của phẫu thuật lấy túi mỡ mí dưới đường trong Những lợi ích của phương pháp lấy túi mỡ mí mắt dười đường trong bao gồm: + Không để lại sẹo bên ngoài + Ít xâm lấn vào lớp giữa của mí mắt, hình dạng mắt được bảo tồn tốt hơn. + Ít nguy cơ co rút mí mắt dưới (mí mắt bị kéo xuống). + Ít nguy cơ bị trễ mí mắt dưới ( mí mắt bị kéo ra khỏi mắt). + Lấy bỏ túi mỡ thừa chính xác hơn. + Thời gian phẫu thuật nhanh hơn. + Giảm vết bầm tím và sưng tấy, thời gian hồi phục nhanh hơn + An toàn hơn trong trường hợp mổ lại ở những khách hàng đã phẫu thuật mi mắt dưới trước đó. Chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật lấy túi mỡ mí mắt dưới dường trong Sau phẫu thuật thẩm mỹ lấy túi mỡ mí mắt dưới đường trong, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn giữ đầu ở tư thế cao trong vài ngày đầu và chườm đá lạnh để giảm sưng và bầm tím trong 24-48 giờ đầu tiên (theo sau là chườm ấm). Thuốc kháng sinh và thuốc nhỏ mắt sẽ được kê trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Nhìn chung , bầm tím và sưng tấy ít hơn so với các loại phẫu thuật mí mắt khác, và thời gian hồi phục cũng nhanh hơn. Bạn nên tránh các hoạt động mạnh trong một thời gian vài ngày đến vài tuần sau khi phẫu thuật. (*)Lưu ý: kết quả đa dạng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Viện Thẩm Mỹ Thiện Nhân Hotline (Zalo): 0901133733
Thời gian qua, công tác an toàn vệ sinh lao động-Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ, PCCN) tại các khu công nghiệp của các tỉnh luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, doanh nghiệp tích cực hưởng ứng nhằm đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc, đảm bảo tài sản, sự phát triển, ổn định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra các vụ tai nạn lao động, cháy nổ tại các công ty, doanh nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Do đó, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, ngày 24/06/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chính thức có hiệu lực từ 01/07/2016. Căn cứ theo nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp, VIỆN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÂY DỰNG khai giảng các lớp an toàn lao động theo quyết định số 44/2016/NĐ-CP như sau: - Căn cứ theo Luật an toàn lao động ngày 25/06/2016 - Căn cứ theo Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. - Căn cứ theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực từ 1/7/2016 - Căn cứ theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động 1. Đối tượng tham gia khóa học an toàn lao động - Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động - Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động - Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. - Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động. - Nhóm 5: Người làm công tác y tế - Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại điều luật 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động. 2. Nội dung khóa học huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động: dựa trên điều 18, điều 19 và điều 20 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP. Thời gian huấn luyện an toàn lao động theo quy định cho nhóm 1 và 4 tối thiểu 16 giờ; nhóm 2 tối thiểu 48 giờ. Với nhóm 3, thời gian huấn luyện tối thiểu là 24 giờ. Đặc biệt, nghị định số 44 có quy định thời gian huấn luyện tối thiểu với nhóm 5 và 6 lần lượt là 56 giờ và 4 giờ. Huấn luyện nhóm 1 a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: - Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; - Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. Huấn luyện nhóm 2 a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: - Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; - Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; - Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; - Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; - Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; - Xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; - Công tác điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; - Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; - Hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; - Sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động - Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động; c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: - Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; - Quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Huấn luyện nhóm 3 a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: - Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; - Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; - Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; - Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: - Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; - Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; - Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động. Huấn luyện nhóm 4 a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: - Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; - Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; - Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Huấn luyện nhóm 5: a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: - Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; - Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động: - Yếu tố có hại tại nơi làm việc; - Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại; - Lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc; - Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống; - Cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp; - Tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu; - Phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; - An toàn thực phẩm; - Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; - Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; - Nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc; - Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động; - Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; - Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. - Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động. Huấn luyện nhóm 6: Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên. Chứng chỉ, chứng nhận: Học viên tham gia khóa học thông qua sát hạch, kiểm tra sẽ được cấp: - Chứng nhận an toàn lao động với nhóm 1, 2, 5, 6 (thời hạn 2 năm); - Thẻ an toàn với nhóm 3 (thời hạn 2 năm); - Ngoài ra, nhóm 5 sẽ được cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động (thời hạn 5 năm); - Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện. Lịch khai giảng: - Công ty tổ chức liên tục khai giảng các lớp an toàn lao động vào ngày 15 hàng tháng. - Quý cơ quan/doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức riêng cho đơn vị xin liên hệ theo số điện thoại: 0904.889.859 - 0908.060.060 Hồ sơ đăng ký học an toàn lao động: Bản sao Chứng minh thư nhân dân không cần công chứng; Ảnh màu 3×4: 02 chiếc. Viện Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng Adress: Tòa HH2A - KĐT Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội Hotline: 0904 889 859 ( Ms.Linh ) Hotline: 0908 060 060 ( Mr.Phong ) Tel: 046.686.8910 - Fax: 043.257.9999 Website: https://vienxaydung. edu.vn Email: vienxaydung.edu.vn@gmail.com