Làm gì khi đơn tố cáo đảng viên không được giải quyết

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi MissLaw, 4/1/23.

  1. MissLaw

    MissLaw Thành viên mới

    Đơn tố cáo đã được nộp hợp lệ thì cơ quan chức năng phải thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp, người có thẩm quyền không giải quyết đơn mà không có văn bản thông báo đến người tố cáo là vi phạm và sẽ bị xử lý. Vậy, người thực hiện tố cáo làm gì khi đơn tố cáo đảng viên không được giải quyết.

    Tố cáo là gì?
    Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 thì:

    Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

    • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
    • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
    Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng thì tố cáo đảng viên được hiểu là:

    • Tố cáo trong Đảng là việc công dân, đảng viên báo cho tổ chức đảng hoặc cán bộ, đảng viên có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng và pháp luật của Nhà nước của tổ chức đảng hoặc đảng viên mà người tố cáo cho là gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Đảng, Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân.
    Thẩm quyền giải quyết tố cáo Đảng viên
    Theo quy định tại Điều 19 Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng thì thẩm quyền giải quyết tố cáo Đảng viên được quy định như sau:

    • Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp. Tổ chức đảng có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách. Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên thuộc phạm vi quản lý.
    • Trường hợp đảng viên là cấp ủy viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý đã nghỉ hưu, nếu bị tố cáo vi phạm khi đang công tác thì thẩm quyền giải quyết tố cáo được thực hiện như đang đương chức.

    Thủ tục, trình tự giải quyết tố cáo Đảng viên

    Thủ tục giải quyết tố cáo Đảng viên vi phạm được thực hiện như sau:

    Bước 1: Thụ lý đơn tố cáo

    Theo Điều 13 Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh quy định:

    • Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo thì người xử lý đơn báo cáo người đứng đầu để thụ lý giải quyết theo quy định. Việc đề xuất thụ lý giải quyết được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
    Theo khoản 1, 2, 3 Điều 20 Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng quy định:

    • Khi nhận được tố cáo, cơ quan nhận đơn phải phân loại, giải quyết các trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc phối hợp với các tổ chức đảng có thẩm quyền để giải quyết; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển đến các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các đơn tố cáo.
    • Thời hạn giải quyết tố cáo: Chậm nhất 90 ngày đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống; 180 ngày đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được tố cáo (gửi, tố cáo trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến).
    • Trường hợp vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo nhưng không quá 30 ngày, đồng thời phải thông báo cho người tố cáo, người bị tố cáo, tổ chức có liên quan biết. Sau khi giải quyết xong, phải thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức thích hợp.
    • Trường hợp tố cáo có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, ủy ban kiểm tra báo cáo cấp ủy cùng cấp chỉ đạo phối hợp giải quyết.

    Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo

    • Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).
    • Xác minh nội dung tố cáo đối với đảng viên là những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
    • Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
    Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo

    • Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
    • Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
    Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

    Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

    • Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
    • Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
    Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo các trường hợp trên có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

    Cách xử lý khi đơn tố cáo Đảng viên không được giải quyết
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo 2018 thì:

    Người tố cáo có các quyền sau đây:

    • Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
    • Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
    • Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
    • Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
    • Rút tố cáo;
    • Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
    • Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
    Với quy định trên có thể thấy khi đơn tố cáo Đảng viên không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp.

    Để thực hiện tố cáo tiếp thì người tố cáo cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 39 Luật Tố cáo 2018 cụ thể như sau:

    Hồ sơ chính:

    • Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;
    • Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;
    • Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;
    • Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;
    • Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo;
    • Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;
    • Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
    • Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;
    • Các tài liệu khác có liên quan.
    Hồ sơ bổ sung:
    • Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo;
    • Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo;
    • Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc tố cáo;
    • Các tài liệu khác có liên quan trong quá trình giải quyết lại vụ việc tố cáo.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng