Trọn một con đường phần 2 (còn tiếp )

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 27/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Cô đơn

    Là người đứng đầu một tổ chức, chắc chắn bạn không tránh khỏi những lúc cảm thấy cực cô đơn.

    Với tôi đó là một buổi sáng tháng hai năm 2002. Tình hình kinh doanh ảm đạm. Hai năm rồi vẫn lỗ, tương lai mịt mùng. Martin đang ở Mỹ, bảo tôi sang đi gặp khách tại Mineapolis. Một mình, đến một thành phố xa lạ, lạnh lẽo, cũng chưa rõ là nói chuyện gì. Ở sân bay Nội bài, tình cờ gặp các đồng nghiệp FPT, ai cũng vui vẻ, phấn chấn. Tôi hỏi, các bác đi đâu làm gì đấy? Hóa ra là họ đi Macao để xem các sòng bạc. Bỗng dưng sến, thấy tủi thân quá!

    Cũng may nhớ lời anh TienLQ dặn: “đừng lo, em cứ giữ lấy mấy thằng giỏi, sẽ ổn cả thôi”. Thấy bình tâm lại, đi tiếp. Chuyến đi đấy, tuy không kiếm được khách, nhưng tôi đã mua cuốn sách “HCM a life”, một cuốn sách có ảnh hưởng to lớn đến cách hành xử của tôi sau này.



    Nghe “chửi”

    Nói sách vở là phải biết lắng nghe tiếp thu phê bình, còn nôm na dân gọi biết nghe chửi. Đối với chúng tôi, thế hệ những học sinh giỏi, “cháu ngoan Bác Hồ” chỉ biết nhận giấy khen, đây thực sự là một môn khó nhằn!

    Cấp trên “chửi”

    Tôi có may mắn là gặp toàn xếp hiền. Nhưng ko có nghĩa là không “chửi”. Lúc đó, tôi rất sợ mỗi lần gặp, a Bình lại bảo: “bọn em thiếu business sense”. Chắc vậy thật. Từ bé tôi đã sợ những gì liên quan đến tiền nong, buôn bán. Sau này ko thấy bị “chửi” nữa, có lẽ cũng không phải vì mình mới mọc thêm business sense, mà chắc là các đồng đội đã bổ khuyết. Vả lại “business sense” hóa ra không chỉ là chuyện tiền nong,

    Đồng nghiệp “chửi”

    Trong một cuộc họp, Đình Anh phát biểu: quân của anh Nam ảo tưởng, tổ chức lộn xộn, ăn tàn phá hại. Điếng người. Nhưng nghĩ kỹ có nhiều cái đúng. Ảo tưởng đúng, lộn xộn có, ăn tàn thì lỗ, phải sửa, nhưng phá hại thì hơi quá, năm đó FPT làm ăn đen, đâu phải do FsoftJ

    Khách hàng “chửi”

    Vô số. ĐatPP còn xếp các bác này vào một loại gọi là “thích khách”: “là khách hàng đến chửi bới xỉ vả (thường do dự án làm thối)”. Nhưng ko phải lúc nào cũng tại dự án: có lần, khách hàng bự dẫn tôi ra ăn ở quán Phố Biển, rồi bảo: Nam, tao ước gì các lập trình viên của mày nói tiếng Anh được như mấy em bưng bê ở đây!

    Nhân viên “chửi”

    “Kém”, “ăn tiền”, “bóc lột”, “ngụy quân tử”…thôi thì không thiếu từ nào. Nhưng cay mũi là câu chuyện xử lý một vụ vi phạm ISMS. Nhân sự gửi dự thảo quyết định kỷ luật dài, từ nhân viên đến PM, GL, kể BU Lead của FPT Japan. Bỗng nhận được mail của nhân viên: “Em thấy nếu về nội bộ, kỷ luật thế là OK. Nhưng đứng từ phía khách hàng mà nói, lãnh đạo cao nhất cũng nên tự nhận một hình thức kỷ luật”.

    Có một điều ở Fsoft khác với các công ty khác là các sếp ở đây rất ít khi được khen. Ở nhiều công ty khác, sếp đến công ty thì được nhân viên khen (trực tiếp thôi nhé, gián tiếp thì khác nhiều), về nhà vợ con khen vì tiền thì kiếm được mà lại có thời gian đưa vợ con đi chơi, bạn bè khen vì đôi khi họ nhờ vả được, sếp của sếp khen vì chú biết mua quà cho anh hợp với ý anh.... Ở Fsoft thì sếp là người nghe chửi nhiều nhất. Khách hàng chửi vì phải đứng mũi chịu sào, nhân viên ca thán vì không đáp ứng nhu cầu của họ, sếp của sếp chửi vì để khách hàng chửi, vì không đạt doanh số, về nhà vợ con chửi vì chẳng khi thấy mặt mũi ở nhà suốt ngày công việc với công việc, bạn bè kêu ca mang tiếng làm sếp ở FPT mà chẳng nhờ vả được cái gì, nhờ xin việc hộ thì nó chỉ làm mỗi một việc là gửi hộ hồ sơ lên phòng tuyển dụng. Còn lại ra sao thì tự mà thi mà tuyển. Vì vậy một tiêu chí để lên làm lãnh đạo của Fsoft là phải biết lắng nghe khi thiên hạ chửi mình, và phân biệt được câu chửi nào mang tính chất xây dựng, câu chửi nào mang tính chất phá hoại.

    Đau thương và Hành động.

    Đường dài, chắc chắn không tránh khỏi những buồn đau, cần phải suy nghĩ tích cực, để đủ năng lượng để đi tiếp.

    Bố một nhân viên qua đời. Điều đáng nói là ông kêu đau đầu, nhưng cả nhà vẫn chỉ lo đánh gió, giải cảm. Đến lúc đưa đi bệnh viện thì đã quá muộn. Lý do đơn giản: ai cũng khiếp sợ khi nghĩ đến chuyện đi bệnh viện nên càng trì hoãn được càng tốt.

    Phải có cách nào đó để ai cũng có thể mạnh dạn vào Việt – Pháp chứ? Tôi hỏi Steve bên Unilever, bên đó làm thế nào? Steve giới thiệu tôi đến AON. Thoạt đầu AON từ chối vì chưa có chính sách làm cho các công ty nội địa và cũng không tin là các công ty Vietnam lại quan tâm đến loại sản phẩm xa xỉ này. Phải gần một năm vừa làm đề xuất vừa thuyết phục HĐQT, cuối cùng FPT Care được phê duyệt,

    Fsoft trở thành công ty Việt nam đầu tiên có chính sách bảo hiểm y tế như các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng