Ngày nay, quy tắc giao tiếp tại nơi công sở luôn thường xuyên được thay đổi. Những câu “lỡ lời” sẽ khiến bạn phải chịu cảnh xấu hổ và thậm chí làm hỏng mối quan hệ với đồng nghiệp, làm tan tành sự nghiệp bấy lâu nay của bạn. Vì vậy, bạn hãy cẩn thận và nên tránh những câu nói sau tại nơi công sở nhé. MỤC LỤC 1. “Tôi không thể” 2. “Đó không phải là công việc của tôi” 3. “Boss sai rồi” 4. “Bởi vì…” “Tại vì…” “Thật ra thì…” 5. “Tôi không thể làm việc với người này” 6. “Thật không công bằng” 7. “Tôi không đủ thời gian để làm việc đó” 8. “Tôi xin lỗi, nhưng…” 9. “Tôi chỉ muốn…” “Tôi chỉ là…” 10. “Đó không phải là lỗi của tôi” Blog văn phòng tổng hợp 10 điều không nên nói tại nơi công sở: 1. “Tôi không thể” Tôi không thể Khi Boss giao cho bạn một công việc nào đó thì thái độ “tôi không thể”, “tôi không biết” sẽ làm cho bạn bị mất điểm và Boss có thể đánh giá là bạn thiếu tự tin và không có chí cầu tiến. Cho dù thực tế là bạn không biết đi nữa, bạn vẫn phải tỏ ra là mình sẽ cố gắng hoàn thành công việc tốt nhất mặc dù năng lực chưa tới. Và bạn có thể tìm sự trợ giúp để hoàn thành công việc này từ đồng nghiệp hoặc bằng các phương tiện thông tin khác. 2. “Đó không phải là công việc của tôi” Trong một văn phòng, mỗi cá nhân đều được phân chia công việc nhất định, dù vậy, chắc chắn một lúc nào đó bạn vẫn sẽ được giao cả công việc của đồng nghiệp hoặc “bị” đồng nghiệp đòi hỏi sự trợ giúp. Lúc này, thay vì than vãn rằng “đó không phải là việc của tôi” hay “tôi không chịu trách nhiệm cho chuyện này” thì hãy tìm cách hoàn thành thật tốt công việc được giao hoặc cân nhắc thái độ cư xử một cách phù hợp, bởi vì, xét đến cùng, ai mà biết trong tương lai bạn có cần sự trợ giúp tương tự như vậy hay không? 3. “Boss sai rồi” Bạn nên nhớ, boss luôn là người có tự tôn rất cao, nếu họ bị cấp dưới của mình chỉ thẳng ra là mình đã sai, họ sẽ cảm thấy không hài lòng và thậm chí rất khắc khe với bạn. Thay vào đó, bạn hãy cẩn thận trong lời nói và nhắc khéo để họ nhận ra cái sai và chính họ sẽ tự sửa chữa. 4. “Bởi vì…” “Tại vì…” “Thật ra thì…” Khi bạn đi làm trễ, khi bạn mắc một lỗi nhỏ trong công việc hay cả khi bạn hoàn thành công việc quá thời hạn đươc giao. Bạn sẽ đưa ra hàng tá lý do cho những việc này, ví dụ như “Tại vì kẹt xe”, “Bởi vì tôi phải nghe một cuộc điện thoại quan trọng”, “Thật ra thì mọi chuyện xảy ra như thế này”… Bạn nghĩ có bao nhiêu người sẽ tin vào những lý do này? Đối với một sai lầm, dù lý do đó là thật sự hay là do một nguyên do nào khác, phương án trả lời tốt nhất chắc chắn không phải “đổ lỗi” tại hoàn cảnh. Bạn nên đưa ra một giải pháp chắc chắn để giải quyết lỗi của mình thay vì vòng vo giải thích sai lầm của bản thân. 5. “Tôi không thể làm việc với người này” Làm việc nơi công sở, đó là bạn đang làm việc trong môi trường làm việc nhóm. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau luôn là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công. Khi bạn đi xin việc, sự hòa đồng và khả năng làm việc nhóm là một trong những yếu tố quan trọng để boss quyết định có cho bạn trở thành nhân viên của họ hay không. Nếu bạn than vãn rằng “Tôi không thể làm việc với anh ta/cô ta” thì rất có khả năng bạn sẽ tạo ấn tượng xấu về bạn với người khác đấy. 6. “Thật không công bằng” Sự ganh đua là điều thường hay xảy ra nơi làm việc, nhưng bạn phải nắm giữ mức độ, nếu không sự ganh đua sẽ chuyển sang ghen ghét và nó hoàn toàn có thể tệ hơn nếu bạn cứ mãi đắm chìm trong sự ghen ghét đó. Nó chỉ làm cho bạn trở nên kém tự tin, ù lì, dặm chân tại chỗ vì luôn mang tâm lý ganh tị, bực dọc. 7. “Tôi không đủ thời gian để làm việc đó” Tôi không đủ thời gian Nếu bạn viện lý do là “Tôi không có đủ thời gian” để giao báo cáo muộn thì đó chắc chắn không bao giờ được chấp nhận. Bạn nên nói bạn còn có một số công việc khác cần sắp xếp lại, nói rõ cần thêm bao nhiêu thời gian để hoàn thành báo cáo này và hứa lần sau bạn sẽ nộp đúng hạn. 8. “Tôi xin lỗi, nhưng…” Bạn chỉ nên xin lỗi khi thật sự cảm thấy mình có lỗi và đưa ra hứa hẹn là sẽ không tái phạm nữa. Việc giải thích, kể lễ lý do sau lời xin lỗi chỉ làm bạn trở nên không thành thật và tạo cảm giác bạn đang rất khó nhận rằng mình đã sai. 9. “Tôi chỉ muốn…” “Tôi chỉ là…” Những cụm từ này chỉ nên được thêm vào câu nói để làm giảm sự gai góc, cáu gắt trong những cuôc trò chuyện bình thường giữa đồng nghiệp với nhau. Nhưng nếu bạn đang trong một cuộc họp hoặc một cuộc đàm phán quan trọng, sử dụng cách nói này sẽ khiến bạn trở nên kém thuyết phục. Trong những tình huống này bạn nên thể hiện một chút uy lực trong câu nói của mình, điều này sẽ có lợi cho bạn trong cuộc đàm phán. 10. “Đó không phải là lỗi của tôi” Không phải lỗi của tôi Khi boss phàn nàn về công việc hoặc dự án mà bạn đang tham gia, dù sai sót đó là do bạn hay do một đồng nghiệp khác, bạn cũng không nên từ chối nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho một ai đó. Câu nói “Đó không phải là lỗi của tôi” giống như bạn đang “tấn công” đồng đội của mình vậy. Điều này khiến bạn có vẻ thiếu trưởng thành và mất điểm trong lòng người khác. Lời khuyên: Cách bạn nói chuyện có thể giúp bạn có được sự tín nhiệm cũng như có thể làm xấu đi hình ảnh của bạn với những người xung quanh. Trong môi trường công sở bạn nên tránh nói những vấn đề nhạy cảm, “buôn chuyện” về cuộc sống của một ai đó, ngắt lời người khác để tham gia vào cuộc trò chuyện, nói chuyện to tiếng trong văn phòng… Thay vào đó, bạn phải biết lắng nghe và đặt mình vào trong hoàn cảnh của họ và xử sự như cách mà bạn muốn bạn sẽ được đối xử trong tình huống ấy. Bạn cũng nên thường xuyên mỉm cười, thể hiện sự thân thiện và tôn trọng với những đồng nghiệp xung quanh. =>Xem thêm tại đây: blog văn phòng (Địa ốc Kim Quang- ST)