Không được nhầm lẫn giữa viêm và loét dạ dày !

Thảo luận trong 'Quảng cáo và Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi dthieu96, 23/9/17.

  1. dthieu96

    dthieu96 Thành viên

    Người đau dạ dày thường hay gộp hai khái niệm này của bệnh đạ dạ dày là viêm loét dạ dày nói chúng. Nhưng cần phân biệt hai khái niệm này thật rõ ràng. Trước tiên ta cần hiểu bản chất của từ viêm và từ loét trong y học và lâm sàng được định nghĩa ra sao từ đó hiểu được bản chất của viêm dạ dày và loét dạ dày.

    Tìm hiểu thêm: bài thuốc chữa đau dạ dày bằng hoa chuối

    Viêm là một dạng đáp ứng bảo vệ cơ thể (hiểm nôm na là một phản ứng bảo vệ) của hệ miễn dịch trước sự tấn công của các yếu tố tác nhân bên ngoài như vi sinh vật, tác nhân lý hóa hoặc các tác nhân đến từ bên trong ví dụ như hoại tử do thiếu máu cụ bộ, các dạng bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp..Đây là phản ứng của hệ miễn dịch tự nhiên. Quá trình viêm thường kéo theo các triệu chứng bao đầu là sưng, sau đó nóng, tấy đỏ và cuối cùng là đau. Nguyên nhân là lúc này các mạch máu giãn nở đưa máu nhiều hơn đến khu vực tổn thương. Các bạch cầu- tế bào miễn dịch cũng theo máu đến mô – khu vực tổn thương tiết ra các chất có lợi nhằm tiêu diệt hoặc làm trung hòa các tác nhân gây tổn thương. Lưu ý quan trong ở đây là khi khu vực bị viêm không lành được sẽ dễ dần đến viêm mãn tính dễ dẫn đến nguy cơ ung thư

    Loét được giải thích theo da liễu học là dạng tổn thương ở da do mất đi lớp thượng bì ( lớp da trên cùng) và phần trên lớp nhú của lớp bì. Tổn thưởng này có thể ăn sâu xuống phía dưới da ăn xuống lớp mô – hay phần cơ . Đây là điểm phân biệt loét với vết thương. Các vết thương – vết sước nông khi không tổn thương đến lớp bì thì khi lành sẽ không để lại sẹo. Còn vết loét sau khi lành trở lại luôn luôn để lại sẹo

    Qua phần giải thích hai khái niệm viêm và loét ta đã hiểu được cơ bản viêm dạ dày và loét dạ dày khác nhau ở điểm nào.

    Cả viêm dạ dày và loét dạ dày đều đến từ các nguyên nhân:
    1. Chế độ ăn uống
    Ăn nhiều chất gây kích thích dạ dày như đồ chua, cay – nóng (ớt)
    Ăn nhanh nhai không kỹ, vận động ngay sau khi ăn no
    Ăn uống không đúng giờ khi để bụng quá đói lúc sau thì ăn quá no

    2. Do các loại thuốc kháng viêm giảm đau, thuốc trong điều trị bệnh khớp

    3. Do vi khuẩn – xoắn khuẩn Helicobacter pylori (thường được viết tắt là Hp)

    4. Do suy nghĩ căng thẳng, lo âu, mất ngủ

    5. Do sử dụng các đồ uống có chất kích thích như rượu bia, thức uống chứa cồn…

    Tìm hiểu thêm: Cách chữa đau dạ dày bằng nấm linh chi

    Nhưng mức độ nặng nhẹ là khác nhau viêm dạ dày nhẹ hơn loét dạ dày rất nhiều. Viêm dạ dày xảy ra khi cơ thể người bị đau dạ dày đang phản ứng lại các tác nhân gây tổn thương cho lớp “da” – lớp ngoài cùng của dạ dày. Khi bị viêm sẽ gây ra phản ứng đau ở vị trí thượng vị cùng các phản ứng khác như ợ hơi, ợ chua hoặc đầy bụng khó tiêu…Khi người đau dạ dày mới chớm bị viêm thì cần loại bỏ nguyên nhân gây viêm dạ dày, kiên trì điều trị theo lộ trình bác sĩ đề ra, chú ý kiêng khem đển tránh dẫn đến mãn tính.

    Còn loét dạ dày là tình trạng nặng hơn của viêm dạ dày. Lúc này các tổn thương dạ dày không chỉ là phản ứng tự miễn dịch của cơ thể - viêm nữa mà nó đã phát triển thành các tổn thương sâu bên trong dạ dày. Lúc này ngoài lớp biểu bì bên trên của dạ dày bị tổn thương, vết loét”đào” sâu xuống phía dưới gây tổn thương ở lớp mô tê bào dạ dày. Đây chính là điểm dễ gây nên các biến chứng chảy máu đặc biệt là thủng dạ dày khi các tác nhân gây bệnh dạ dày quá mạnh, và thành dạ dày quá mỏng.

    Người bị đau dạ dày ở tình trạng loét dạ dày khó điều trị hơn rất nhiều so với viêm dạ dày. Vì dạ dày đã tổn thương sâu, khó khỏi (bên trong dạ dày luôn tồn tại môi trường axit rất khó lành vết thương). Ở thời điểm này người bị loét dạ dày phải kết hợp nhiều loại thuốc từ thuốc bao để bảo vệ vết loét, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh diệt Hp gây bệnh dạ dày…cùng một chế độ sinh hoạt ăn uống đều đặn ổn định tốt cho dạ dày mới mong khỏi hẳn bệnh.

    Một điểm bất lợi cần kể đến ở cả người bị viêm dạ dày và loét dạ dạ dày đó là các thuốc kháng viêm thường lại gây hại cho chính dạ dày. Việc chữa bệnh dạ dày lại dai dẳng, sử dụng nhiều loại thuốc, kiêng khem khó kiểm soát dẫn đến bệnh khó điều trị, điều trị khỏi một thời gian lại tái phát trở lại.

    Từ việc giữ gìn trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày, không suy nghĩ quá nhiều, không rượu bia đến việc tạo môi trường – nhịp sinh học điều độ để dạ dày hoạt động ổn định chính là những yếu tố quyết định để khỏi hẳn bệnh dạ dày – bệnh đường tiêu hóa, bệnh từ miệng mà ra.

    Tìm hiểu thêm: rễ sim chữa dạ dày
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng