Khi vợ không chịu ký đơn ly hôn, chồng phải làm sao?

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Truong995, 6/1/19.

  1. Truong995

    Truong995 Thành viên

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chúng tôi có với nhau 2 con (một cháu 9 tuổi, một cháu 12 tuổi) và không có tài sản chung. Trong thời gian sống chung thì vợ chồng tình cảm không được tốt. Từ đầu năm 2018 chúng tôi sống chung nhà nhưng riêng phòng, kinh tế do mình tôi lo. Hiện tại bố mẹ tôi là người trực tiếp chăm sóc, đưa đón các cháu đi học. Giờ tôi muốn ly hôn vì đã quá mệt mỏi nhưng vợ tôi lại dùng ba mẹ để gây áp lực cho tôi không được ly hôn. Vợ tôi đặt điều kiện phải đồng ý cho cô ta đem con đi thì mới ký giấy ly hôn. Nay tôi muốn giải quyết nhanh gọn. Xin luật sư tư vấn cho tôi nên làm gì để được giải quyết ly hôn và tôi làm sao để tôi giành được quyền nuôi con? Tôi xin chân thành cảm ơn.

    Luật Sư Riêng trả lời:

    Thứ nhất, về vấn đề ly hôn.

    Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc ly hôn bao gồm thuận tình ly hônđơn phương ly hôn.

    Đối với tình huống của bạn, nếu vợ bạn không ký vào đơn ly hôn thì bạn có thể đơn phương ly hôn nếu có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:

    “Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

    Như vậy căn cứ vào quy định này, những điều kiện để thỏa mãn ly hôn theo yêu cầu của một bên bao gồm: Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Do đó, khi có một trong những căn cứ này thì em trai bạn có thể đơn phương ly hôn mà không cần vợ của em trai bạn ký vào đơn ly hôn.

    Thứ hai, quyền nuôi con sau khi ly hôn.

    Căn cứ vào Điều 81 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    “Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

    Như vậy, hiện tại cả hai vợ chồng bạn đều muốn giành quyền nuôi con thì để Tòa án quyết định giao con bạn thì bạn phải chứng minh mình có điều kiện tốt hơn vợ về mọi mặt trong việc đảm bảo cho con có cuộc sống tốt như tài chính, thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con,... để làm căn cứ giành quyền nuôi con và đối với trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì còn phải xem xét thêm ý kiến – nguyện vọng của con.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng