Hướng dẫn thực hiện thẩm định đặc biệt trong M&A

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi MissLaw, 5/1/23.

  1. MissLaw

    MissLaw Thành viên mới

    Việc tìm hiểu chi tiết về hoạt động cũng như các rủi ro pháp lý của công ty trước khi thực hiện thương vụ M&A là điều cần thiết và quan trọng. Do đó cần có sự hướng dẫn cụ thể về quy trình, hình thức thực hiện thẩm định để doanh nghiệp dễ dàng áp dụng. Bài viết hướng dẫn thực hiện thẩm định đặc biệt trong M&A sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

    Khái niệm M&A theo pháp luật hiện hành
    M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). Mặc dù chưa có một định nghĩa nhất định về M&A nhưng theo quy định pháp luật M&A thể hiện qua một số hình thức như sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp như sau:

    Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018 quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 29:

    • Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
    • Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
    • Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
    Quy trình thực hiện M&A
    Giai đoạn 1: Tiền M&A

    • Kiểm tra, rà soát tình trạng pháp lý doanh nghiệp bị mua lại, bị sáp nhập;
    • Lập kế hoạch sáp nhập, mua lại
    • Thực hiện thẩm định
    • Phân tích và định giá
    Giai đoạn 2: Đàm phán, ký kết M&A

    • Đàm phán giá, cơ cấu giao dịch M&A;
    • Thực hiện hợp đồng mua bán
    • Thực hiện thủ tục pháp lý ghi nhận M&A
    Giai đoạn 3: Hậu M&A

    • Lập kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp;
    • Thực hiện tổ chức hoạt động của doanh nghiệp hậu M&A.
    Thực hiện thẩm định đặc biệt trong M&A

    Thực hiện thẩm định nhằm xác nhận, đánh giá giá trị công ty mục tiêu thông qua việc phân tích kiểm tra các yếu tố như chỉ số tài chính, tài sản hiện có, khoản nợ, nguồn nhân lực,…

    Việc thẩm định thực hiện chủ yếu thông qua hai khía cạnh: thẩm định về tài chính doanh nghiệp và thẩm định về các vấn đề pháp lý.

    • Thẩm định tài chính: Tập trung kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chuyển nhượng vốn, cho vay, ổn định dòng tiền (có tính đến chu kỳ kinh doanh), … Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, việc xác định tài sản thẩm định và mục tiêu của hoạt động thẩm định tài sản trong từng trường hợp sẽ khác nhau.
    • Thẩm định pháp lý: tập trung đánh giá tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến tình trạng pháp lý, vốn góp và tình trạng của cổ đông, quyền và nghĩa vụ pháp lý của đối tượng mục tiêu, Điều lệ công ty; Nhân sự chủ chốt; Các hợp đồng quan trọng; Sự tuân thủ pháp luật của công ty; Lao động và các quy định, chế độ đối với người lao động; …
    Để thực hiện việc kiểm tra, các nhóm chuyên môn sẽ xem xét dựa trên các dữ liệu như:

    • Báo cáo tài chính
    • Bảng cân đối kế toán
    • Các thỏa thuận đối tác
    • Hợp đồng hiện có
    • Hồ sơ lãi/lỗ
    • Báo cáo thường niên
    • Hồ sơ thuế
    • Báo cáo kết quả kinh doanh và hoạt động
    Lưu ý khi thực hiện thẩm định đặc biệt
    Theo Điều 29, Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018 quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp là hành vi tập trung kinh tế. Do đó, việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp bị cấm trong trường hợp việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại này tạo ra thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế, gây tác động hoặc khả năng tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

    Bên cạnh đó cần chú ý đến các quy định liên quan đến các vấn đề pháp lý về thay đổi quyền kiểm soát (đối với việc sở hữu, kiểm soát và quản lý doanh nghiệp), khả năng chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng, các điều khoản phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng,…

    Do đó, việc thực hiện thẩm định các vấn đề pháp lý cần được rà soát, kiểm tra một cách chặt chẽ để hạn chế các rủi ro pháp lý có thể phát sinh.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng