Hướng dẫn thủ tục thuế sau khi thành lập doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi luatcongtam, 11/7/19.

?

Lựa chọn doanh nghiệp phù hợp

  1. Thành lập công ty

    0 phiếu
    0.0%
  2. Thủ tục thành lập

    0 phiếu
    0.0%
Multiple votes are allowed.
  1. luatcongtam

    luatcongtam Thành viên mới

    Thủ tục thuế sau khi thành lập doanh nghiệp gồm những gì? Có phức tạp không? Xem hướng dẫn làm thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp chi tiết nhất theo luật hiện hành qua bài viết của Luật Công Tâm.

    Hướng dẫn thủ tục thuế sau khi thành lập doanh nghiệp theo Luật

    Sau khi đã đăng ký thành công doanh nghiệp mới, để có thể đi vào hoạt động doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục liên quan tới thuế.

    Thường các bạn trẻ mới startup rất dễ quên các thủ tục dẫn đến tình trạng bị phạt tài chính hoặc bị đóng mã số thuế. Để tránh tình trạng đó mời các bạn đọc kỹ hướng dẫn các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp ngay sau đây.

    1 Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp: Treo biển công ty
    Việc đầu tiên khi đã nhận được giấy CN ĐKKD + MST + Con dấu đó chính là treo biển hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Cụ thể nội dung biển hiệu gồm có:
    • Tên công ty
    • Mã số thuế
    • Địa chỉ
    • số điện thoại hoặc email nếu có
    Lưu ý: Trên đầu bảng hiệu công ty phải ghi sở kế hoạch và đầu tư nới bạn đã đăng ký doanh nghiệp. VD: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội

    2 Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
    Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp tiếp theo là đăng ký số tài khoản ngân hành cho doanh nghiệp (Phần này bạn chỉ cần ra ngân hàng, các nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn chi tiết các thủ tục đăng ký tài khoản doanh nghiệp).

    Sau khi đã có số tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần làm hồ sơ để thông báo số tài khoản ngân hàng cho sở Kế Hoạch và Đầu Tư. Trong vòng ngày kể từ khi có số tài khoản ngân hàng mà doanh nghiệp chưa thông báo sẽ bị phạt hành chính, cụ thể:
    • Chậm 1-10 ngày: Phạt cảnh cáo
    • Chậm 10-30 ngày: phạt 400.000 – 1.000.000 đồng
    • Chậm quá 30 ngày: Phạt từ 800.000 – 2.000.000 đồng
    3 Mua chữ ký số (Token) khai thuế qua mạng điện tử và đăng ký nộp thuế điện tử
    Token (Chữ ký số) là mọt dạng chữ ký điện tử. Nó có vai trò giống như chữ ký cá nhân hay con dấu của doanh nghiệp, được thừa nhận pháp lý.

    Đối với doanh nghiệp hiện nay chữ ký số được coi là giải pháp tốt nhất khi giao dịch trên internet. Cụ thể các doanh nghiệp thường dùng chữ ky số để: kê khai nộp thuế điện tử, đóng BHXH online, hải quan, ký hợp đồng giao dịch.

    Sau khi đã mua chứ ký số doanh nghiệp dùng chữ ký số để đăng lý nộp thuế điện tử. Khi được ngân hàng và cơ quan thuế chấp nhận thì việc đăng ký nộp thuế điện tử đã thành công.

    4 Nộp thuế môn bài cho năm nay
    Trước tiên doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài (Nộp tờ khai thuế qua website của tổng cục thuế)

    – Thời gian nộp tờ khai thuế môn bài (Mức phạt nộp tờ khai thuế môn bài chậm theo thông tư 166/2013/ TT-BTC của bộ tài chính)
    • Nếu công ty chưa hoạt động ngay thì trong 30 ngày từ khi nhận được giấy đăng ký kinh doanh
    • Nếu hoạt động ngay thì phải nộp ngay trong tháng công ty có giấy đăng ký kinh doanh.
    Nộp thuế môn bài qua mạng điện tử: Mức thuế môn bài của công ty tùy thuộc vào vốn điều lệ doanh nghiệp (Nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì phải đóng 2tr/ năm, trên 10 tỷ là 3tr/năm.

    Lưu ý: Nếu doanh nghiệp mới thành lập sau ngày 01/07 thì thuế môn bài của năm đó chỉ phải đóng 50% mức cả năm.

    – Thời hạn nộp thuế môn bài ( Mức phạt nếu chậm nộp tiền lệ phí môn bài Theo thông tư 130 /2016 TT-BTC của bộ tài chính):
    • Năm đầu thành lập: Trong vòng 30 ngày kể từ khi có giấy đăng ký kinh doanh và đã nộp Tờ khai môn bài
    • Các năm tiếp theo: Trước ngày 30/01 hàng năm.
    5 Khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế cấp Quận/huyện sở tại
    Chuẩn bị bộ hồ sơ sau để khai thuế:
    • Bản sao công chứng Giấy đăng ký kinh doanh ( 2 bản)
    • Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định ( 2 bản)
    • Công văn về việc đăng ký thực hiện hình thức, chế độ kế toán, hóa đơn ( 2 bản)
    • Giấy quyết định bổ nhiệm giám đốc
    • Giấy quyết định bổ nhiệm kế toán
    • Đơn đề nghị đặt in hóa đơn đặt in
    Nơi nộp hồ sơ: Chi cục thuế đang quản lí doanh nghiệp

    Trong thời gian chờ đợi kết quản chấp nhận đặt in hóa đơn từ chị cục thuế, sẽ có người xuống kiểm tra công ty xem có đủ điều kiện đặt in hóa đơn hay không. Để cẩn thận bạn chuẩn bị sẵn:
    • Treo biển tại trụ sở chính
    • Chuẩn bị hợp đồng thuê nhà
    • Giấy đăng ký doanh nghiệp
    • Con dấu của doanh nghiệp
    • Bố trí văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp có hoạt động
    • Nhân viên/ Người đại diện theo pháp luật để tiếp cán bộ đại diện cơ quan thuế xuống kiểm tra trụ sở công ty.
    Trên đây là phần tư vấn doanh nghiệp của Luật Công Tâm về Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

    ==> Nếu muốn tham khảo thêm về các thủ tục giấy tờ cần thiết liên quan đến thành lập công ty doanh nghiệp có thể truy cập luatcongtam
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. Nguyenhoang

    Nguyenhoang Thành viên mới

    Cảm ơn các thông tin