Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP Tòa án nhân dân tối cao ngày 20/12/2021 hướng dẫn áp dụng Điều 201 của BLHS về việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Trong nghị quyết này có 08 Điều nói về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ.... nhưng tóm lại nội dung chính của nghị quyết như sau. 1. Xác định tư cách tố tụng của người vay lãi nặng Trong vụ án hình sư, người cho vay bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Điều 201 của BLHS thì người vay tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo như hướng dẫn trên thì có thể hiểu người vay tiền không phải là bị hại trong vụ án cho vay lãi nặng do người vay cũng có lỗ trong giao dịch này. Người vay đã tự nguyện xác lập giao dịch dân sự trái pháp luật, chấp nhận mức lãi suất theo thỏa thuận với người cho vay. Số tiền người vay phải trả không thể xem là tài sản bị bên cho vay chiếm đoạt mà phải được xem là khoản thu lợi bất chính do phạm tội có được. 2. Xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự Tại Điều 6 Nghị quyết này đã hướng dẫn rất cụ thể về việc xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự. cụ thể: “1. Trường hợp cho vay lãi nặng đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của BLDS trong cả kỳ hạn vay. 2. Trường hợp cho vay lãi nặng chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận mà bị phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của BLDS tính đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn. Trường hợp bên vay đã trả tiền lãi trước hạn và các khoản thu trái pháp luật khác thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay thực tế đã trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của BLDS.” 3. Hướng dẫn cụ thể trong một số trường hợp Tại Điều 7 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP có hướng dẫn cụ thể các trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi cho vay lãi nặng. “1. Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của BLHS. 2. Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của BLHS. 3. Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của BLHS. 4. Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,…) thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. 5. Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết này. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của BLHS về phạm tội chưa đạt.” 4. Xử lý vật tiền, liên quan trược tiếp đến tội phạm - Đơi với khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay hay tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của BLDS mà người phạm tội đã thu của người vay và tiền, tài sản có được từ việc sử dụng liền lãi và các khoản thu bất hợp pháp thì sẽ bị tịch thu sung quỹ nhà nước. - Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép ma túy, các hành vi phạm pháp) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Trên đây là bài chia sẻ về nội dung chính của Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP do Công ty TNHH CTM soạn. Liên hệ: Công ty TNHH CTM Add:Tầng 12, tòa nhà Licogi 13 Tower, số 164, đường Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội