Hợp đồng đặt cọc có phải công chứng?

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi hamyvpccnguyenhue, 20/5/22.

  1. hamyvpccnguyenhue

    hamyvpccnguyenhue Thành viên mới

    Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 luật không quy định bắt buộc phải thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng đặt cọc, mà việc công chứng hoặc chứng thực các hợp đồng, giao dịch này là theo yêu cầu của các bên.

    Tuy nhiên, để bảo đảm tính pháp lý cũng như phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra, chúng ta nên thực hiện việc công chứng Hợp đồng đặt cọc.

    Khái niệm đặt cọc theo Bộ luật dân sự 2005 quy định tại Điều 358, theo đó:

    Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

    Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Như vậy các bên trong đặt cọc có thể thỏa thuận về mục đích của đặt cọc theo một trong ba trường hợp: Chỉ đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng, chỉ đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa bảo đảm cho việc giao kết vừa bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng