HỎI ĐÁP NHANH VỀ THIẾT KẾ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Sinh Viên Luật, 10/4/17.

  1. Sinh Viên Luật

    Sinh Viên Luật Moderator

    1. Như thế nào là sáng tạo?

    Sáng tạo tức xem xét những thứ đang có trên thị trường, dựa trên một cơ sở phân tích khoa học, dựa trên những công cụ phù hợp, tổng hợp thông tin, định hướng thiết kế, định hướng chiến lược, cơ sở lý luận để sáng tạo ra bộ nhận diện thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp (đặc điểm ngành, business model, văn hóa DN, tính cách của CEO / Owner, và nhiều yếu tố khác).

    2. Những lo ngại cơ bản nào của chủ DN về thiết kế nhận diện thương hiệu?

    Đối với tôi sản phẩm của anh là chưa đẹp, nhưng có thể sản phẩm của anh với góc nhìn của anh là đẹp.

    Designer không phải dân kinh doanh nên khả năng giao tiếp, bảo vệ lập luận trên góc nhìn mĩ thuật bị hạn chế dẫn đến xung đột với DN trong quá trình triển khai dự án.

    Hoạch định kế hoạch theo timeline nhưng không theo được tiến trình làm trễ tiến độ triển khai của DN.

    Không rõ rằng người tư vấn đã tư vấn cho mình đúng hay chưa, họ có phải “bác sĩ” thương hiệu hay không? Đưa tất cả góc nhìn tốt, xấu với sự phân tích, thấu hiểu và tổng hợp thông tin từ DN, sau đó dựa trên cơ sở đó mới có thể đưa ra giải pháp phù hợp. Chủ DN không rõ rằng họ đang sales để kiếm doanh số hay tư vấn bằng cái tâm làm dịch vụ của mình.

    Bức tranh của account khi vẽ cho chủ DN thường lung linh hơn những gì họ thực sự nhận được.

    Khi sản phẩm thiết kế ra đời sẽ được sửa đổi bao nhiêu lần, và có thể hoàn thiện cho tới khi thực sự hài lòng và thõa mãn được không?

    Bỏ ra một số tiền đầu tiên cho bộ nhận diện thương hiệu (Visual Identity), nhưng lo lắng phần chiến lược thương hiệu (Brand Strategy) - ai sẽ định hướng, DN lo lắng mình làm chưa tới nơi tới chốn, và không rõ sẽ mang lại hiệu quả gì?

    Tại sao có những logo trên thế giới lại có giá cao như vậy?

    Đây là những câu hỏi thường gặp của các DN mà Bratus có dịp tư vấn (Còn nhiều nữa, nhưng đây là những nỗi lo thầm kín và đặc trưng nhất). Và Bratus team đủ tự tin để giải quyết hết khúc mắc của DN bạn trong suốt quá trình tương tác và làm việc với chúng tôi.

    3. Điều quan trọng nhất của thương hiệu là gì?

    Customer Insight (Sự thật ngầm hiểu / Sự thấu hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu). Chúng ta làm bất cứ thứ gì đều phải kéo góc nhìn của mình về sự thấu hiểu KHMT. Vì chúng ta làm chiến lược hay thiết kế bộ nhận diện thương hiệu để cho KHMT cảm nhận, hổng phải cho chúng ta.

    Core Values: Tính cách thương hiệu, bản sắc văn hóa, tính cách chủ DN. Tìm ra, lôi ra, nói to ra và đồng bộ hóa nó.

    Sản phẩm (Products): Nhiều người nhầm tưởng xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng tốt. Đây là quan niệm sai lầm phổ biến. Không có một SP/DV nào là tốt cho mọi đối tượng, chưa kể, tốt cũng là một từ cảm tính và mỗi người hiểu theo một kiểu.

    Và nếu tốt rồi, nhưng đối thủ làm tốt hơn thì sao. Một thương hiệu mạnh phải bắt đầu bằng một chiến lược thương hiệu đúng, trong đó chiến lược định vị (Brand Positioning) đóng vai trò quan trọng bậc nhất.

    Tất nhiên sản phẩm của bạn phải đủ tốt, có lợi thế cạnh tranh, đủ tốt tức là không cần phải quá hoàn hảo, vì thực ra không có sản phẩm nào hoàn hảo cả.

    4. Thương hiệu có phải là một logo đẹp.

    Nếu logo đẹp làm nên thương hiệu thì có lẽ designers sẽ được trả lương cao nhất thế giới.

    5. Việc hoạch định và triển khai chiến lược thương hiệu là của bộ phận Marketing?

    Rất tiếc. Hiệu quả của chiến lược thương hiệu lại phụ thuộc vào sự triển khai một cách đồng bộ và hiểu rõ nội hàm, ý nghĩa của việc triển khai chiến lược và nó xuất phát từ tất cả nhân sự có trong DN. Chiến lược thương hiệu phải được biên soạn dễ hiểu, dễ đọc, hạn chế thuật ngữ, ngay cả mà khi một anh bảo vệ hay một cô đầu bếp / lao công, đều có thể hiểu được.

    Thương hiệu thực sự đến từ nội lực công ty và sự đồng bộ trong việc nhận thức và triển khai từ trên xuống, từ trong ra ngoài các giá trị cốt lõi hay lời hứa thương hiệu mà DN cam kết.

    6. Thương hiệu bắt đầu từ giai đoạn nào?

    Ngay từ giai đoạn bán hàng, nhân viên bán hàng đã tạo cho KHMT một cảm nhận, về hình ảnh bên ngoài một cách logich, đồng bộ, phù hợp với đặc điểm ngành và DN, phù hợp với tính cách và văn hóa có trong DN, thể hiện niềm khao khát, tầm nhìn hay...Thông qua cách trao đổi với BOD của DN, chúng tôi có thể hiểu, cảm và nói ra cho KHMT một cách tinh tế và dễ hiểu nhất những giá trị bản sắc văn hóa của họ.

    7. Sự khó khăn nhất trong việc sáng tạo nhận diện thương hiệu?

    Làm sao để tìm ra giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp, tính cách lãnh đạo sau quá trình trải nghiệm thực tế thương hiệu tại buổi gặp mặt tư vấn chuyên sâu, tham quan nhà máy, văn phòng, tiếp xúc với nhân công, nhân viên để tìm ra các giá trị và bản sắc văn hóa đặc biệt của DN (Brand Experience), tìm ra, lôi ra và chuyển hóa thành sản phẩm có thể nhìn thấy được, đảm bảo các tiêu chí mĩ thuật hiện đại và làm hài lòng người đối diện.

    8. Tôi không thích đơn giản, tôi thích sự tinh giản. Chúng có gì khác nhau.

    Đơn giản là biểu hiện của sự chập chững mới bước chân vào nghề, vì chưa có nhiều kĩ thuật nên sản phẩm và thiết kế, copywriting trở nên đơn giản là chuyện bình thường.

    Sự tinh giản thì không như thế. Sự tinh giản đòi hỏi phải trải qua đúng đủ và đều bởi nhiều giai đoạn cam go và gai góc hơn. Từ lúc áp dụng, thuật chiêu, phức tạp, lược bỏ những thứ rườm rà không tạo ra giá trị trong suốt quá trình làm nghề, tinh giản hóa những thứ cốt lõi nhất, ít, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tốt nhất.

    Đấy, vì thế nên tôi thích sự tinh giản, và tinh giản cũng là một trong 5 giá trị cốt lõi từ Bratus.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng