Hình phạt "bạo hành gia đình" tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi luatsugioi_102, 14/3/23.

  1. luatsugioi_102

    luatsugioi_102 Thành viên mới

    Bạo hành gia đình không chỉ là vấn nạn tại Việt Nam mà còn là của toàn cầu. Bạo hành gia đình đã để lại những “vết sẹo” nghiêm trọng đối với những nạn nhân, nhất là trẻ em và phụ nữ. Nguyên nhân của việc bạo hành gia đình này ngoài vấn đề tâm lý còn phải kể đến vấn đề đạo đức, nhân phẩm hoặc kỹ năng giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình với nhau.

    1. Bạo hành gia đình là gì?
    Theo Khoản 2, Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định:
    “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”

    Những hành vi bạo hành gia đình trên có thể xếp vào bốn nhóm sau đây:
    • Bạo hành về thể chất: là hành vi dùng vũ lực đàn áp, ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của họ.
    • Bạo hành về tinh thần: là dùng những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình.
    • Bạo hành về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…
    • Bạo hành về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

    Đối tượng của việc bạo hành: giữa vợ, chồng với nhau, cha mẹ với con cái, hoặc giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

    Theo quy định của pháp luật thì những hành vi bạo hành gia đình bao gồm:
    • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
    • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
    • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
    • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
    • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
    • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
    • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
    • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
    • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở

    2. Quyền và nghĩa vụ của các bên
    2.1. Đối với nạn nhân
    1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
    a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
    b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
    c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
    d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
    đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
    2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.


    Những nạn nhân cần được sự giúp sức của cộng đồng, sự giúp đỡ đó có thể về y tế, tâm lý, pháp luật hay giúp đỡ về mặt vật chất.

    2.2. Đối với người bạo hành
    Tại Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định rõ nghĩa vụ của người bạo hành như sau:
    “1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
    2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
    3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
    4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

    Đối với người gây ra bạo hành thì họ không có quyền mà chỉ có nghĩa vụ, bởi lẽ bạo hành gia đình đã là hành vi vi phạm pháp luật, họ chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.

    3. Hình phạt của tội bạo hành gia đình

    Các hành vi bạo hành sẽ bị xử phạt bằng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ, 100.000 đồng đến 1.500.000 đồng tương ứng với từng hành vi.

    Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu; buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh xúc phạm danh dự, nhân phẩm nạn nhân. Đối với hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh, nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó, có mức phạt tiền 100.000 – 300.000 đồng.

    Trong những trường hợp thực sự nghiêm trọng, người có hành vi bạo hành bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống, với mức hình phạt nghiêm khắc hơn như cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm.

    4. Dịch vụ tố tụng hình sự tại văn phòng luật sư Phan Law Vietnam

    Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam cung cấp dịch vụ tố tụng về vụ việc bạo lực gia đình cho Khách hàng. Dịch vụ này bao gồm:
    1. Tư vấn pháp luật: Luật sư sẽ tư vấn cho Khách hàng về các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề tố tụng mà Khách hàng đang gặp phải. Luật sư sẽ giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn Khách hàng về quy trình và thủ tục pháp lý liên quan đến tố tụng.
    2. Đại diện cho Khách hàng: Luật sư sẽ đại diện cho Khách hàng trong các phiên tòa, đàm phán và các hoạt động pháp lý khác. Luật sư sẽ bảo vệ quyền lợi và lợi ích của Khách hàng trong quá trình tố tụng.
    3. Giải quyết tranh chấp: Luật sư sẽ giúp Khách hàng giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Luật sư sẽ tìm kiếm các giải pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp một cách bình đẳng và công bằng.
    4. Lập các văn bản pháp lý: Luật sư sẽ lập các văn bản pháp lý cần thiết như đơn kiện, đơn trình bày lập luận, đơn kháng cáo và các văn bản khác để đại diện cho Khách hàng trong quá trình tố tụng.
    5. Cung cấp các giải pháp pháp lý: Luật sư sẽ cung cấp các giải pháp pháp lý cho Khách hàng để giải quyết vấn đề tố tụng một cách hiệu quả nhất.

    DỊCH VỤ LUẬT SƯ CHUYÊN NGHIỆP
    ☎️ Hotline: 0794.80.8888
    Email: info@phan.vn
    Website: luatsutotung.com
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng