Tụt núm vú là gì? Tụt núm vú là hiện tượng núm vú bị kéo tụt vào trong thay vì hướng ra phía ngoài. Bởi vậy mà tình trạng này cũng có thể được gọi là đảo ngược núm vú, co rút núm vú hoặc lộn núm vú. >>>> Hình ảnh tụt đầu vú trên diễn đàn tâm sự dao kéo Tụt núm vú có thể do bẩm sinh hoặc phát sinh do chấn thương hoặc yếu tố bệnh tật. Ngoài ra, tình trạng viêm, có sẹo ở các mô phía sau núm vú cũng có thể là nguyên nhân khởi phát hiện tượng này. Để kiểm tra xem bản thân có thực sự bị tụt núm vú không, chị em có thể thực hiện bài test như sau Đứng trước gương và cởi bỏ toàn bộ áo, kể cả áo ngực. Đặt ngón cái và ngón trỏ của tay thuận ở hai bên vầng vú sau đó nhấn vào khoảng 2,5 cm dưới đầu ti. Lúc này, cần làm chắc tay những thao tác nên nhẹ nhàng để không làm tổn thương vú. Nếu như núm vú của bạn nhô ra thì là hiện tượng bình thường. Ngược lại, nếu nó bị co nhỏ lại hoặc biến mất thì đâu là dấu hiệu cho thấy bạn bị tụt núm vú. Nguyên nhân tụt núm vú Tụt núm vú có thể xuất hiện ở bất cứ phụ nữ nào, không phân biệt tuổi tác. Khi đã thấy hiện tượng này từ khi dậy thì thì đây gọi là bẩm sinh. Trường hợp tụt núm vú do bẩm sinh rất thường gặp, chiếm tới 10% trong nữ giới. Ngoài ra, tụt núm vú hay vòng 1 không có núm cũng có thể khởi phát do một số bệnh lý như: Nhiễm trùng tuyến vú hay còn gọi là viêm vú do vi khuẩn tấn công. Giãn ống tiết sữa ở phụ nữ mang thai. Đây là hiện tượng giãn nở bất thường của một ống trong mô vú. Áp xe dưới quầng vú có thể khiến núm vú bị tụt. Biến chứng sau khi thực hiện phẫu thuật vú. Ung thư vú. Các mức độ tụt núm vú Biểu hiện của tụt núm vú có sự khác nhau ở từng mức độ, cụ thể: Mức độ I: Núm vú bị tụt nhưng có thể kéo ra dễ dàng và duy trì được được khả năng nhô ra rất lâu mà không cần kéo liên tục. Bạn cũng có thể chỉ cần kích thích nhẹ nhàng vùng quầng vú hay véo nhẹ vùng niêm mạc quầng vú này cũng có thể làm núm vú nhô ra. Trong trường hợp này thường không có sự thiếu hụt mô tuyến, không có viêm, hay u xơ tuyến vú… Để khắc phục tình trạng tụt núm vú mức độ này có thể bạn chỉ cần dùng tay kéo núm vú ra thường xuyên, liên tục, cho con bú,... Mức độ II: Biểu hiện của tụt núm vú lúc này chỉ mới ở mức độ bình thường, bạn vẫn có thể kéo được ra tuy nhiên không quá dễ dàng. Bên cạnh đó, ngay sau khi kéo ra, núm vú lại tiếp tục có xu hướng tụt trở lại như cũ. Trong trường hợp này nếu như việc áp dụng các biện pháp thông thường không hiệu quả thì chị em cần thực hiện phẫu thuật. Mức độ III: Núm vú tụt cấp độ 3 sẽ bị lõm hẳn vào trong, rất khó kéo ra ngoài và thậm chí là thể không thể. Tình trạng này thường khởi phát do nguyên nhân ngắn tuyến sữa, thiếu hụt tổ chức mô liên kết tuyến vú, viêm nhiễm, u xơ tuyến vú. Trong trường hợp này, chị em bắt buộc phải sử dụng phương pháp phẫu thuật để kéo núm vú ra ngoài. Tùy mức độ, cũng như tính chất mô tuyến vú bên dưới mà bác sĩ sẽ có mức độ can thiệp khác nhau. Việc can thiệp phẫu thuật trong trường hợp sẽ ảnh hưởng ít nhiều, thậm chí làm mất hoàn toàn khả năng tiết sữa sau này. >>>> Thảo luận về hiện tượng tụt đầu vú