Hai phương thức cơ bản thành lập tập đoàn kinh tế

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 3/11/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Khái niệm tập đoàn kinh tế

    Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có khái niệm đầy đủ về tập đoàn kinh tế. Trong Luật Doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế được xếp vào nhóm công ty. Tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ " nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con " về tài chính và chiến lược phát triển."

    Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế (Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2005). Như vậy, quy định về tập đoàn kinh tế trong Luật Doanh nghiệp 2005 mới chỉ là một số nguyên tắc, chưa có những quy định cụ thể. Việc hình thành các tập đoàn kinh tế là chủ trương của Đảng được thế hiện tại Nghị quyết Trung ương III khóa IX. Theo đó, Nghị quyết xác định: Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong nước và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh. Thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả như: dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng v.v...

    Để triển khai thực hiện tinh thần trên của Nghị quyết, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế từ đầu năm 2005 nhằm thực hiện các mục tiêu: Thứ nhất, tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; Thứ hai, bảo đảm các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển cho các ngành, các lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế; thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng, phát triển các 'thành phần kinh tế khác; Thứ ba, tăng cường quản lý, giám sát có hiệu quả đối với vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trong tập đoàn; và Thứ tư, tạo cơ sở để hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về tập đoàn kinh tế.

    Tham khảo dịch vụ thành lập công ty nước ngoài trọn gói.

    Cho đến nay, đã thành lập được 12 tập đoàn kinh tế nhà nước dựa trên hai phương thức cơ bản:

    - Sắp xếp lại các tổng công ty nhà nước (các tổng công ty 90 và 91). Đến nay đã có 10 tập đoàn kinh tế nhà nước được hình thành dựa trên cơ sở này, bao gồm: Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

    - Tổ hợp các doanh nghiệp độc lập có cùng lĩnh vực hoạt động: với hình thức này, hai tập đoàn được hình thành: (i) Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ hợp các doanh nghiệp độc lập hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và cơ khí chế tạo, bao gồm: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Sông Hồng, Tổng công ty Cơ khí Xây dựng, Tổng công ty Đầu tư phát triển xây dựng, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam và Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng; và (ii) Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ hợp từ: Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam.

    Trong thực tế, ngoài các tập đoàn kinh tế nhà nước, đã xuất hiện nhiều tập đoàn kinh tế của tư nhân hoặc hỗn hợp sở hữu của những nhà đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài

    Địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế

    Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn, Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Nhưng các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế dường như chỉ quan tâm đến tập đoàn kinh tế nhà nước. Thực tiễn thành lập 12 tập đoàn kinh tế lớn ở Việt Nam trong thời gian qua đã chứng minh điều đó, hầu hết các tập đoàn lớn ở Việt Nam đều là tập đoàn kinh tế nhà nước.

    Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn, bổ sung về tập đoàn đã quy định tại Điều 38 như sau:

    “Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.

    Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định.

    Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH, đáp ứng điều kiện nêu tại Khoản 15 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp. Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH thẹo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc của pháp luật liên quan.

    Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật liên quan và Điều lệ công ty”.

    Để góp phần vào việc hoàn thiện khung pháp luật về tập đoàn kinh tế, tháng 5 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2009, quy định về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước.

    Theo Điều 4 Nghị định 101/2009/NĐ-CP, tập đoàn kinh tế nhà nước được thí điểm thành lập là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ - công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Những quy định về việc thành lập công ty mới, các quyền và nghĩa vụ của tập đoàn kinh tế được quy định rõ trong Luật Doanh Nghiệp 2020.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. ezb688

    ezb688 Thành viên mới

    Để góp phần vào việc hoàn thiện khung pháp luật về tập đoàn kinh tế, tháng 5 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2009, quy định về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước.
     
  3. nguyenhoaiphuong

    nguyenhoaiphuong Thành viên

    bài chia sẻ khá chi tiết