Là một trong số các ngành nghề đầy tiềm năng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung cũng như của ngành xây dựng nói riêng, kinh doanh sơn trong năm 2022 được nhiều người đánh giá khá cao khả năng sinh lời. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi có được thì việc mở nhiều chi nhánh sơn cũng có một số những trở ngại nhất định. Vì thế lập chiến lược kinh doanh sẽ giúp bạn có thể xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, phân tích tiềm năng, ưu thế cũng như các khó khăn, cách thức bán hàng, chi phí kinh doanh,... để có cái nhìn tổng quát hơn về mô hình này. 1. Xác định và phân tích nhu cầu thị trường Tại khu vực bạn đang kinh doanh sơn hoặc dự định sẽ mở cửa hàng kinh doanh sơn, nhu cầu của người dân là như thế nào? Đặc thù sử dụng sơn nhà thiên về giá hay chất lượng? Các cửa hàng sơn nước xung quanh khu vực bạn muốn mở cửa hàng sơn nước ra sao? Bán chạy những loại sơn nào? Trả lời được những câu hỏi này là bạn đã xác định được nhu cầu thị trường kinh doanh sơn, từ đó triển khai các kế hoạch dài hạn nhằm tối ưu hóa hiệu quả bán hàng. 2. Xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng Khi bạn đã xác định được nhu cầu thị trường khu vực quanh cửa hàng của bạn, thì bước tiếp theo đó là xây dựng cách để tiếp cận các khách hàng quanh khu vực đó. - Đến từng các khu vực theo bán kính, thăm hỏi các công trình đang xây dựng, các công trình mới xong nhưng chưa hoàn thiện về sơn để hỏi thăm và dò hỏi nhu cầu họ đang muốn gì khi sơn nhà. - Đưa ra những gợi ý về sơn, giới thiệu sản phẩm sơn nước của mình, phân tích được ưu điểm của loại sơn mình đang tiếp thị sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. 3. Yếu tố quyết định hành vi mua hàng của người tiêu dùng Trên thực tế, khách hàng chỉ quyết định mua sản phẩm khi cảm thấy sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho họ. Lợi ích càng nhiều thì cường độ tác động khách hàng càng lớn và tỷ lệ khách ra quyết định mua càng cao. Chất lượng thể hiện bằng thời gian sử dụng của sản phẩm, độ bền của sơn khi chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài, chất lượng chống thấm, công nghệ sử dụng tạo ra sản phẩm, định vị của sản phẩm trên thị trường…Sự an toàn của sản phẩm đối với sức khỏe và môi trường và cuối cùng là sự quan tâm chăm sóc tận tình của người bán sơn. 4. Đưa công nghệ vào mô hình kinh doanh một cách triệt để Thời buổi công nghệ 4.0 phát triển, nhà kinh doanh luôn hướng tới mục tiêu kinh doanh đạt hiệu quả nhờ áp dụng công nghệ vào việc quản lý, giám sát việc kinh doanh. Thế nên thay vì áp dụng phương thức quản lý truyền thống bằng sổ sách, hãy thử dùng một sản phẩm của công nghệ hiện đại - phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng sơn. Công nghệ sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy của bạn, giúp bạn giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến vận hành cửa hàng, đặc biệt là đối với những người đang muốn mở rộng quy mô cửa hàng sơn thành nhiều chi nhánh. Công ty PAP Technology sắp đưa ra thị trường phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng sơn S2Retail nhằm giúp người kinh doanh sơn giải quyết triệt để những băn khoăn, lo lắng và hơn thế nữa là mang lại cho họ một công cụ quản lý hiệu quả, chính xác và linh hoạt. Công cụ này có nhiều thao tác được tự động hóa giúp người dùng dễ sử dụng, ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp lưu trữ tối ưu các dữ liệu hàng hóa cần thiết. Được áp dụng cho cửa hàng bán sơn, chuỗi cửa hàng sơn, đại lý bán sơn, tổng đại lý bán sơn, sử dụng cả bán buôn và bán lẻ. Ngoài những tính năng cơ bản cần thiết như quản lý hàng hóa, quản lý nhân sự, tổng kết thu chi, quản lý khách hàng,... phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng sơn S2Retail còn có những tính năng ưu việt khác mà bạn không ngờ tới. Tuy nhiên, đây là bí mật và sẽ được “bật mí” đến người dùng trong thời gian sắp tới. Với giao diện thân thiện, đơn giản, không khó để bạn mất vài phút làm quen và thao tác trên hệ thống của phần mềm. Dự đoán trong tương lai gần, sự xuất hiện của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng sơn S2Retail sẽ khiến các nhà kinh doanh đứng ngồi không yên, có những khoảng thời gian trải nghiệm tuyệt vời với công cụ hỗ trợ hiệu quả này. Đừng lo nhé vì phần mềm sẽ xuất hiện trong thời gian ngắn nữa thôi. Hãy chờ đón nhé!