Giới trẻ bây giờ thích đọc gì?

Thảo luận trong 'Chân dung cuộc sống' bắt đầu bởi nhatnam2016, 23/1/21.

  1. nhatnam2016

    nhatnam2016 Thành viên

    Nhiều người vui mừng cho rằng hình ảnh từng đoàn học sinh, sinh viên ùn ùn rủ nhau đi mua sách là hình ảnh đẹp, thể hiện đam mê với sách của người trẻ. Những cuốn sách bán chạy nhất cũng là sách do chính các bạn trẻ viết về chính mình, thế hệ mình với những băn khoăn và trăn trở. Tuy thế, khi nhìn vào Top 10 tựa sách bán chạy nhất, không ít người giật mình. Theo tâm lý đọc của số đông, dường như những cuốn sách ấy chưa đủ lực để neo đậu họ với văn hóa đọc thực sự.

    [​IMG]

    Theo BTC hội sách, những cuốn sách bán chạy nhất là “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ”- Trác Nhã, “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” - Rosie Nguyễn, “Có một ai đó đã đổi thay” - Hamlet Trương và Du Phong, “Hôm nay người ta nói chia tay” - Iris Cao và “Trên đường băng” - Tony buổi sáng.

    Còn lại là những cuốn quen thuộc nhiều năm nay, như “Nhà giả kim” - Paulo Coelho, “Đắc nhân tâm” - Dale Carnegie, hay cuốn sách dịch “Nguồn cội” - Dan Brown. Có thể thấy, bạn trẻ thích đọc sách tâm lý, kỹ năng sống và truyện ngôn tình, tản văn cùng truyện tranh.

    Cũng có thể thấy là mọi năm, sách của Nguyễn Nhật Ánh thường lọt vào Top sách bán rất chạy thì năm nay lại “nhường sân” cho các tác giả trẻ. Điều này cho thấy có một sự thay đổi trong thị hiếu độc giả trẻ. Họ muốn “thần tượng hóa” các tác giả thế hệ của mình, muốn tiếp xúc ngoài đời, muốn tung hô ngưỡng mộ theo trào lưu hơn là đọc những gì mà các tác giả mang đến.

    Theo nhà thơ, nhà phê bình văn học Lê Thiếu Nhơn, khi thị trường sách chuyển biến theo thị hiếu thì sách ngôn tình chiếm lĩnh tất cả trong văn hóa đọc, giống như gameshow truyền hình. Cái nào dễ nhớ, dễ thuộc, trẻ trung thì cái đó thắng. Và tâm lý độc giả thích tương tác với tác giả như những hotboy, hotgirl chứ không cần chính tư tưởng nhân văn trong trang sách.

    Khuynh hướng bạn đọc bắt đầu tương tác trên mạng và ngoài đời hơn là tìm thấy tư tưởng, tri thức trong sách cho thấy lỗi không phải ở người đọc trẻ, ở tác giả mà lỗi ở không ít người làm sách. Họ chỉ làm vì lợi nhuận, thậm chí hùa theo trào lưu để mưu lợi, đặc biệt là truyện ngôn tình sắc cho giới trẻ.

    Thiếu diễn đàn thu hút giới trẻ

    “Phải nói thẳng, hiện nay chúng ta thiếu trầm trọng diễn đàn có chất lượng về văn hóa nghệ thuật. Bây giờ, người ta muốn biết cuốn sách hay cũng không có diễn đàn. Những trang báo giờ bị thu hẹp lại không còn mảng điểm sách, nhường chỗ cho showbiz thì dẫn đến thảm cảnh đó là đương nhiên.

    Ngoài ra, đang có cuộc khủng hoảng thiếu nhà phê bình thực sự, những người dám nói thẳng về chất lượng hay dở của các cuốn sách. Và tất cả giá trị sách đều phụ thuộc vào những phóng viên đọc lướt qua và tác nghiệp giống như những nhân viên PR giá rẻ của các NXB” - nhà thơ Lê Thiếu Nhơn chia sẻ.

    Thực ra, trong giới trẻ vẫn có những người đọc sách trực tiếp bằng ngôn ngữ nước ngoài, có những người đọc các tác phẩm kinh điển trong nguyên tác. Giới làm sách phải nhắm đến những độc giả như vậy. Đã đến lúc chúng ta phải có các Mạnh Thường Quân tài trợ cho sách hay, chứ không thể trông chờ ở các NXB sống thoi thóp bằng việc bán giấy phép.

    Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao có những nhà tài trợ hàng tỉ bạc cho ca sĩ nhún nhảy trên sân khấu mà không có nhà tài trợ cho việc dịch và in sách đoạt giải Nobel?

    Nhà phê bình Inrasara phân tích: “Những thống kê về sách ở Việt Nam khá may rủi. Tôi không nắm hết toàn cảnh nên chỉ nêu những gì tôi chú ý. Có giải thưởng Sách hay hằng năm cho độc giả được tổ chức rất tốt nhưng đó là sách của chuyên gia chọn chứ không phải là sách có khả năng lan tỏa đến bạn đọc, thế nên không nhiều người mua.

    Thứ hai, giải thưởng Phan Châu Trinh là giải thưởng uy tín trong giới học giả nhưng các tác giả về tri thức nền tảng, cốt lõi thì lại rất ít người đọc.

    Và thứ ba, giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và Hội nhà văn TP.Hồ Chí Minh hầu như không có ai chú ý. Còn giới trẻ thích đọc ngôn tình thì thời nào cũng vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, vì họ là số đông”.

    Vấn đề là làm thế nào để kích hoạt cách đọc sách thực sự, không phải là cách đọc bề nổi, đọc truyện ngôn tình hời hợt trong độc giả trẻ hiện nay. Nếu không, sẽ có những thế hệ chỉ mê mải với ipad, điện thoại thông minh, với facebook, google mà thiếu hụt những hệ tư tưởng nhân văn, những giá trị thực của tri thức.

    Bây giờ nhiều nhà xuất bản chỉ bán giấy phép và in truyện ngôn tình thay vì đầu tư cho những bản thảo nghiêm túc.

    MAI CHÂU - MINH THI
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng