Giành quyền nuôi con - Hạn chế quyền thăm con khi ly hôn được không?

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Truong995, 5/9/18.

  1. Truong995

    Truong995 Thành viên

    Tóm tắt câu hỏi:

    Vợ chồng em đã ly hôn được 3 tháng. Em được quyền nuôi con và hiện đang sống với ông bà ngoại. Sau khi ly hôn, chồng em nhiều lần đến nhà đe dọa, bôi nhọ danh dự em và gia đình bên ngoại, thậm chí chồng em còn đe dọa sẽ giết em và con nếu không quay lại với chồng em. Tất cả tin nhắn đe dọa em đều lưu lại. Vậy, bây giờ em muốn hạn chế thời gian thăm nom và không cho chồng em đón con đi khi không có sự cho phép của em có được không và nếu con em trên 36 tháng tuổi, chồng em khởi kiện giành quyền nuôi con thì có được không?

    Admin:

    Thứ nhất, về việc hạn chế hạn chế thời gian thăm nom của chồng bạn, căn cứ theo Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

    Như vậy, về nguyên tắc thì không ai được cản trở việc thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, có thể thấy rằng chồng bạn đã có những hành vi lạm dụng việc thăm nom để gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con bằng những hành vi như đe dọa, chửi bới, xúc phạm, quấy rối gia đình bạn, đe dọa giết con chung nên bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của chồng.

    Thứ hai, về yêu cầu thay đổi người nuôi con khi con đủ 36 tháng tuổi, Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

    Như vậy, nếu chồng bạn muốn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con thì phải thỏa thuận được với bạn hoặc phải chứng minh được bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Theo thông tin bạn cung cấp, thì hiện tại điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của bạn tốt hơn chồng bạn nên khả năng giành quyền nuôi con của chồng bạn sẽ khó được chấp nhận.

    MỜI CẢ NHÀ CÙNG THAM KHẢO VÀ CHO Ý KIẾN GÓP Ý NHÉ
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng