Vòng 2 nhiều mỡ và không được thon gọn như trước là một vấn đề mà hầu hết các mẹ bỉm sữa sau khi sinh đều gặp phải. Làm sao để giảm mỡ bụng sau sinh, lấy lại vòng eo thon gọn săn chắc là mong muốn của rất nhiều mẹ mới sinh. Để da phục hồi lại sau khi sinh, bạn sẽ cần một khoảng thời gian tương đối dài, việc giảm cân nhanh sau sinh cũng thực sự bất khả thi. Điều bạn cần làm là kiên trì áp dụng các phương pháp sau đây, dần dần mỡ bụng và da chảy xệ sau sinh sẽ biến mất. Mặc dù mong muốn giảm mỡ bụng, giảm cân sớm song mẹ sau sinh cần chờ đợi thời gian để hồi phục sức khỏe cũng như đảm bảo việc nuôi dưỡng con tốt nhất. Các chuyên gia cho biết, mẹ sinh thường cần mất ít nhất 2 tháng để hồi phục sức khỏe, nên tiến hành giảm mỡ bụng ít nhất sau khi qua thời điểm này để đảm bảo an toàn. Với mẹ hồi phục sức khỏe chậm hơn thì cần chờ qua 5 - 6 tháng khi sức khỏe đảm bảo hơn. Với mẹ sinh mổ, do trải qua cuộc phẫu thuật lớn nên cần chờ thời gian hồi phục lâu hơn so với sinh thường, thời gian được khuyến cáo ít nhất là 5 - 6 tháng sau sinh. Ăn đủ chất Mẹ sau sinh cần cho bé bú, ngoài ra cần hồi phục sức khỏe nên việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu phải có trong các bữa ăn hàng ngày gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất giúp duy trì chu kỳ trao đổi chất của cơ thể trẻ sơ sinh và đảm bảo sự phát triển sau khi sinh. Đây là cách giảm mỡ bụng sau sinh đơn giản nhưng hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng để giảm cân, giúp thân hình thon gọn và săn chắc hơn. Hãy lựa chọn những thực phẩm sạch, cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cả mẹ và cung cấp sữa cho bé. Ăn nhiều rau xanh Rau xanh là thực phẩm nên sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày của mẹ sau sinh, có tác dụng cung cấp chất xơ, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa thức ăn, trao đổi chất, ngăn ngừa táo bón ở mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, rau xanh còn chứa lượng lớn các loại Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, một số loại hoạt động như chất chống oxy hóa, tăng tốc độ hồi phục sức khỏe, giúp da dẻ mịn màng, ngừa thâm sạm. Dù bữa ăn của mẹ sau sinh có thể dùng nhiều rau xanh nhưng không nên lạm dụng, cần cân bằng với các loại thực phẩm khác. Các loại rau xanh có tác dụng giảm cân tốt, ít calo, giúp cơ thể no lâu bao gồm: cải bina, rau ngót, rau mồng tơi, măng tây,... Ăn nhiều cá Trong cá có chứa nhiều protein và khoáng chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như dinh dưỡng của nguồn sữa mẹ. Protein trong cá giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp nhưng không gây béo, hỗ trợ cơ thể đốt cháy năng lượng dư thừa tốt hơn. Đặc biệt, trong thịt cá còn có các loại acid béo có thể làm giảm cholesterol xấu tích tụ trong cơ thể là omega-3 và omega-6, cùng với lượng DHA giúp phát triển trí não tốt hơn ở trẻ nhỏ. Các chuyên gia khuyến khích mẹ sau sinh nên ăn nhiều cá, đặc biệt là cá hồi có hàm lượng dinh dưỡng và chất béo có lợi cao hơn nhiều so với các loại cá khác. Ngoài ra, một số loại cá có thể giúp mẹ hồi phục sức khỏe tốt và lợi sữa có thể thay đổi gồm cá chép, cá lăng, cá tầm,... Ăn các loại hạt Các loại hạt là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn giảm cân, giảm mỡ bụng cho mẹ sau sinh nhưng vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào. Các loại hạt mẹ có thể tham khảo như óc chó, hạt điều, hạnh nhân,... Mẹ có thể sử dụng các loại hạt như một món ăn vặt lành mạnh, giảm cảm giác thèm ăn vừa bổ sung dinh dưỡng giúp bé hấp thu tốt hơn. Uống đủ nước Để giảm cân hiệu quả, đặc biệt là giảm mỡ bụng vùng eo, mẹ nên duy trì thói quen uống đủ nước. Cơ thể được cung cấp đủ nước có khả năng thanh lọc tốt hơn, chuyển hóa hiệu quả hơn, tăng cường lưu thông máu. Mỗi ngày, lượng nước mà mẹ nên uống cần đảm bảo từ 1.5 - 2l nước mỗi ngày, tuy nhiên không nên cố ép uống quá nhiều mà hãy uống theo nhu cầu, tăng dần lượng nước uống từng ngày. Vận động nhẹ nhàng Một trong những bài tập thể dục cường độ thấp và đơn giản nhất không chỉ đối với các mẹ sau sinh mà đối với tất cả mọi người đó là là đi bộ hoặc tập Yoga nhẹ nhàng. Các mẹ có thể bắt đầu bằng bài tập đi bộ nhẹ nhàng, hoặc đôi khi đơn giản chỉ là quét nhà, lau nhà và đi dạo cũng sẽ giúp cơ thể săn chắc và khỏe mạnh hơn Một số tư thế yoga có tác dụng giảm mỡ bụng tốt mẹ có thể tham khảo gồm: Tư thế rắn hổ mang: mẹ chuẩn bị ở tư thế nằm sấp trên thảm, hai tay chống xuống rồi từ từ nâng phần vai và đầu lên, đầu ngửa dần ra sau, hai chân cố định. Duy trì tư thế trong 10 nhịp thở rồi trở về trạng thái ban đầu. Tư thế con thuyền: Bắt đầu bằng tư thế ngồi trên thảm, sau đó nâng hai chân lên phía trước, người ngả dần ra sau tạo thành hình chữ V, hai tay giữ song song với mặt sàn. Duy trì tư thế trong 5 giây rồi thu hồi, thực hiện lặp lại 5 - 10 lần. Tập luyện mỗi ngày Nếu muốn giảm phần mỡ bụng “cứng đầu” sau khi sinh, mẹ phải dành ít nhất 20 - 30 phút tập thể dục, vừa tốt cho sức khỏe tim mạch lại có thể rèn luyện sức khỏe và giảm cân nữa. Có thể thực hiện các động tác gập bụng, chống đẩy, plank, chạy bộ tại chỗ, bật nhảy, gập bụng,... Bụng có thể bị rạn do bị kéo căng khi mang thai cho nên các bài tập cơ bụng cũng có thể giúp giảm rạn rõ rệt trong vòng 6 đến 12 tháng đầu tiên sau khi sinh. Tập thở hai mũi luân phiên Đây có thể đơn giản chỉ là một bài tập thở bằng cách hít vào thật sâu và giữ và giữ không khí ở dưới cơ bụng. Các cơn co thắt nhịp nhàng, đều đặn và siết chặt lại (khi hít vào) và thư giãn (khi thở ra) sẽ giúp làm săn chắc vùng bụng trên và dưới. Hãy duy trì và khi bắt đầu cảm thấy quen dần, có thể tăng thời gian hít vào. Bài tập này cũng sẽ giúp cải thiện tiêu hóa đồng thời làm giảm bớt căng thẳng, ổn định tinh thần. Nghỉ ngơi đầy đủ Nếu không nghỉ ngơi đầy đủ, độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể và có thể gây viêm nhiễm. Khi cơ thể trong tình trạng viêm liên tục, nó sẽ khiến các chất béo di chuyển đến vùng trung tâm và lưu trữ ở vùng bụng. Có thể việc phải chăm sóc em bé sẽ khiến mẹ khó khăn để có một giấc ngủ ngon, nhưng hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể nhé! Trên thực tế, nghỉ ngơi rất cần thiết cho quá trình hồi phục sau sinh mổ. Trên đây là những biện pháp giúp giảm mỡ bụng sau sinh hiệu quả và an toàn mà mẹ sau sinh có thể áp dụng sớm khi sức khỏe đã hồi phục tương đối. Cần giảm cân từ từ và lành mạnh, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sữa cho bé.