Hành vi giả chữ kí trong di chúc với các mục đích khác nhau – mà chủ yếu là chiếm đoạt tài sản – là một trong những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà chắc chắn người giả chữ ký sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, có thể là xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Vậy cụ thể quy định pháp luật về việc xử phạt đối với tội “giả chữ ký trong di chúc” như thế nào, trong bài viết dưới đây, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ xin phép cung cấp tới bạn đọc những thông tin, quy định cụ thể nhất về vấn đề này. >>>> Xem thêm: Giấy ủy quyền 1. Định nghĩa về di chúc Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” Theo đó, di chúc có thể xem là văn bản thể hiện ý chí, mong muốn và được lập ra theo ý định của người để lại di chúc, do chính người để lại di chúc lập ra nhằm để tài sản của mình cho người khác sau khi người này chết; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế… Do đó, di chúc hoàn toàn dựa vào ý chí chủ quan của người để lại di chúc. Bởi vậy, không phải mọi người thừa kế đều có thể hưởng di sản theo di chúc. Và khi đó, có không ít người thừa kế đã giả mạo chữ ký của người lập di chúc nhằm chiếm đoạt phần di sản mà mình không được hưởng trong di chúc. 2. Quy định pháp luật đối với hành vi giả chữ ký trong di chúc Hành vi giả chữ ký trong di chúc là một hành vi vi phạm pháp luật, và theo quy định pháp luật thì điều này sẽ Tuy nhiên, vì đây là hành vi vi phạm pháp luật nên người giả chữ ký trong di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như sau: - Không được hưởng di sản thừa kế: Nếu người nào giả mạo, sửa chữa… di chúc nhằm hưởng một phần/toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản thì không được hưởng di sản trừ trường hợp người người lập di chúc biết nhưng vẫn cho người này hưởng theo di chúc (điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự). - Bị phạt hành chính: Nếu dùng thủ đoạn gian dối trong đó có giả chữ ký của người để lại di chúc để chiếm đoạt tài sản của người khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng (điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). >>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ uy tín Hà Nội - Chịu trách nhiệm hình sự: Về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự với các khung hình phạt sau đây: + Khung 01: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm: Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà vẫn tiếp tục vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội… + Khung 02: Phạt tù từ 02 - 07 năm: Phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, chiếm đoạt từ 50 - dưới 200 triệu đồng, tái phạm nguy hiểm… + Khung 03: Phạt tù từ 07 - 15 năm: Chiếm đoạt tài sản từ 200 - dưới 500 triệu đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh… + Khung 04: Phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân: Chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên… + Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề, làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần/toàn bộ tài sản. 3. Làm sao để biết chữ ký trong di chúc là giả mạo? Theo Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc hiện có các hình thức sau đây: - Di chúc bằng văn bản: Đây là loại di chúc được lập khi có hoặc không có người làm chứng; hoặc được công chứng hoặc được chứng thực. - Di chúc miệng: Đây là loại di chúc khi người để lại di sản thừa kế không thể lập di chúc bằng văn bản do tính mạng đang bị đe doạ… Do vậy, việc giả chữ ký trong di chúc chỉ xảy ra trong trường hợp người để lại di sản thừa kế lập di chúc bằng văn bản và có/không có người làm chứng, chứng thực/công chứng di chúc. - Di chúc không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc (Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2015). - Di chúc có người làm chứng: Có thể đánh máy hoặc nhờ người khác viết/đánh máy di chúc nhưng phải có ít nhất 02 người làm chứng và người lập di chúc phải ký/điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt người làm chứng. Đồng thời, người làm chứng phải xác nhận chữ ký, điểm chỉ và cũng phải ký vào văn bản. - Di chúc có công chứng hoặc chứng thực: Tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ hướng dẫn người lập di chúc ký tên từng trang và ký, điểm chỉ vào trang cuối của bản di chúc. >>>> Xem thêm: Công chứng ngoài trụ sở Do đó, tất cả các hình thức di chúc bằng văn bản nêu trên đều cần phải có chữ ký của người viết di chúc, thậm chí trong trường hợp không có người làm chứng thì người viết di chúc còn phải tự viết, tự ký tên vào di chúc của mình. Để xác định chữ ký trong di chúc là thật hay giả thì người thừa kế theo di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế có thể yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng giám định chữ ký khi có tranh chấp về việc thừa kế. Trong đó: Hồ sơ - Văn bản yêu cầu giám định. - Bản di chúc có chữ ký cần giám định. - Giấy tờ chứng minh tư cách yêu cầu giám định của người yêu cầu như: Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Thời gian giải quyết Thời hạn giám định tối đa là 03 tháng và có thể kéo dài đến tối đa 04 tháng (khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Giám định tư pháp). Như vậy, trên đây chính là các quy định hiện hành đối với hành vi giả chữ ký trong di chúc. Nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com