ERP – NHÌN LẠI NHỮNG NĂM 2000 TẠI VIỆT NAM

Thảo luận trong 'Công nghệ số' bắt đầu bởi tuanda_ge, 1/8/18.

  1. tuanda_ge

    tuanda_ge Thành viên mới

    Khi triển khai hệ thống ERP không thành công hoặc chưa đáp ứng kỳ vọng của khách hàng doanh nghiệp, có rất nhiều luồng thông tin trái chiều. Bên nhà cung cấp giải pháp thì hay nói là do chủ doanh nghiệp không quyết tâm đổi mới, không tập trung quyết liệt cho dự án, nhân sự quá tệ... Bên phía doanh nghiệp thì thường chê nhà cung cấp giải pháp không có kinh nghiệm, không tùy chỉnh được hệ thống phù hợp, làm phức tạp hóa một số quy trình dẫn đến gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp... Vậy thật sự nguyên nhân xuất phát từ đâu???



    - Theo cá nhân mình, thì vấn đề nằm ở chỗ sự chuẩn bị trước khi triển khai giải pháp doanh nghiệp, lựa chọn nhà tư vấn phù hợp và mục đích triển khai hệ thống ERP của doanh nghiệp. Thử hỏi xem có chủ doanh nghiệp nào bỏ tiền tỷ để triển khai mà không mong muốn dự án thành công tốt đẹp. Trước khi triển khai ERP, dĩ nhiên chủ doanh nghiệp đã có sự tìm hiểu và cân nhắc rất nhiều vì đây là 1 dự án đầu tư cho doanh nghiệp với chi phí rất lớn. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ chủ doanh nghiệp chưa hiểu rõ tường tận về hệ thống ERP, cứ tưởng đây là hệ thống phần mềm rất thần kỳ nên kỳ vọng rất cao (tâm lý mua hàng mắc tiền thì phải tốt [​IMG]).

    - Bản chất ERP chỉ là 1 hệ thống phần mềm, mà ở đó tất cả dữ liệu và tài nguyên của doanh nghiệp được tập trung vào 1 chỗ (dễ quản lý và khai thác tài nguyên). Hệ thống này giúp cho doanh nghiệp xây dựng các quy trình chuẩn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp tất cả các nhân sự, phòng ban trong doanh nghiệp có thể tương tác qua lại dựa trên cơ sở tài nguyên chung của doanh nghiệp. Nhờ đó tài nguyên doanh nghiệp được quản lý toàn diện từ A tới Z. Hệ thống tài nguyên phát triển thì sức mạnh và hiệu quả của doanh nghiệp sẽ gia tăng.



    - Các chức năng và quy trình của hệ thống ERP cũng được các nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin và đúc kết lại từ hàng ngàn doanh nghiệp lớn trên thế giới trong nhiều năm (chưa có thống kê ở Việt Nam trong những năm từ 1990 đến 2010). Họ đúc kết ra các quy trình nghiệp vụ và chức năng chung cho phần lớn các doanh nghiệp này (các quy trình đặc thù, hoặc tỷ lệ % thống kê thấp về mặt quy trình nghiệp vụ thì nhà cung cấp giải pháp sẽ bỏ qua vì không có điểm chung và thị phần quá nhỏ). Các quy trình này là sự tiến bộ về lưu trữ thông tin của hầu hết các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Các nhà cung cấp giải pháp ERP chủ yếu tập trung vào thị phần béo bở này.
    Khi du nhập về Việt Nam vào khoảng đầu những năm 2000, thì tất cả các thông tin về ERP rất toàn diện và thần thánh. Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn triển khai trong giai đoạn này thì đa phần là ăn quả đắng vì chưa hiểu bản chất của vấn đề. Chỉ nói riêng việc định khoản các nghiệp vụ kế toán ở Việt Nam thì bắt buộc phải theo quy định Nợ trước Có sau (định khoản chữ T) : 1 Nợ Nhiều Có hoặc Nhiều Nợ 1 Có, vì đa phần các mẫu báo cáo kiểm soát chi tiết đều phải có tài khoản đối ứng. Hệ thống ERP ban đầu không có khái niệm này, đa phần hạch toán Nhiều Nợ Nhiều Có nên không thể thực hiện các báo cáo kiểm soát theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Phòng kế toán thì nhảy dựng lên, khóc ròng và phản kháng với đối tác triển khai [​IMG] . Giai đoạn những năm 2k, rất nhiều nhà triển khai giải pháp ERP lớn ở Việt Nam bỏ chạy vì vấn đề này. Mình may mắn khi lọt vào team IT khắc phục thành công vấn đề định khoản này khi nhà triển khai giải pháp ERP bỏ chạy, nên hiểu khá rõ thực trạng lúc đó.



    - Hiện nay thì các giải pháp ERP ngoại tại Việt Nam đã thay đổi rất nhiều so với những năm 2k. Việt Nam là thị trường tiềm năng nên các nhà cung cấp giải pháp trên thế giới đã kết hợp với đội ngũ chuyên gia ở Việt Nam, để điều chỉnh hệ thống ERP cho phù hợp với hệ thống kế toán và quy trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra, các hệ thống ERP ngoại còn có khả năng setup quy trình rất tốt và khả năng customise hệ thống rất cao (nhiều hệ thống có đến 7 cấp độ customise cho cả người dùng và nhà triển khai giải pháp ERP), có rất nhiều tính năng mới để có thể kết nối với trực tiếp với cả khách hàng và nhà cung cấp bên ngoài doanh nghiệp với những dịch vụ chuyên nghiệp



    - Các hệ thống ERP của Viêt Nam hiện nay, cũng phát triển rất mạnh và bổ sung nhiều chức năng mới để phù hợp với nhu cầu khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên khả năng setup quy trình và customise hệ thống thì không thể bằng hệ thống ERP ngoại. Bù lại, nếu nhà triển khai giải pháp ERP nội có nhiều kinh nghiệm triển khai, giỏi về kỹ thuật thì có thể đáp ứng nhiều yêu cầu đặc thù của dịch vụ chăm sóc khách hàng hơn.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. Mach Phu

    Mach Phu Thành viên mới

    Bài viết hay