So với tất cả các chỉ báo kỹ thuật thì MA được xem là chỉ báo đơn giản nhất nhưng lại được sử dụng nhiều nhất. Tính chất trung bình của đường MA được vận dụng vào việc phát triển rất nhiều các chỉ báo khác. Vì thế mà trên biểu đồ giá của trader dường như không thể thiếu đường trung bình trượt MA, cho dù là trader đó có theo trường phái nào đi chăng nữa. Là một chỉ báo rất phổ biến nhưng không phải ai cũng sử dụng nó một cách hiệu quả, đặc biệt là trader mới. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi không chỉ giới thiệu đến các bạn những kiến thức liên quan đến MA mà cả những cách giao dịch hiệu quả nhất với chỉ báo này. Đường trung bình trượt MA là gì? đường ma là gì (Moving Average) – Đường trung bình trượt hay trung bình di động là một chỉ báo đơn giản nhất trong phân tích kỹ thuật. Đường MA nối tất cả các giá trị trung bình của giá đóng cửa trong n kỳ với mục đích làm mịn dữ liệu giá. Về lý thuyết, dữ liệu giá được sử dụng để tính các giá trị MA không nhất thiết phải là giá đóng cửa, mà có thể là giá mở cửa, giá cao nhất hoặc giá thấp nhất. Nhưng vì giá đóng cửa là mức giá thể hiện được kết quả của một phiên giao dịch và cũng là mức giá quan trọng nhất trong việc tính toán và dự đoán diễn biến giá sắp tới nên người ta chỉ thường sử dụng mức giá này cho hầu hết chỉ báo kỹ thuật chứ không riêng gì MA. Đường MA sẽ được ký hiệu là MA (n) hoặc MA n, với n là số chu kỳ, ví dụ MA 10, MA 20, MA50, MA200… Thứ nhất, giá trị trung bình chính là một con số đại diện cho rất nhiều các giá trị riêng lẻ khác. Ví dụ: MA 10 trên khung D1 là giá trị đại diện cho tất cả các mức giá trong 10 ngày qua. Đường MA 10 cho biết giá đã chuyển động như thế nào khoảng thời gian 10 ngày trước đó chứ không phải là biến động giá của riêng một ngày nào cả. Một giai đoạn phân tích trên thị trường bao gồm nhiều mức giá khác nhau, khi muốn nhận xét sự thay đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, người ta không thể nhìn vào tất cả các mức giá trong giai đoạn đó để so sánh từng cặp với nhau. Chính vì thế ý tưởng của giá trị trung bình ra đời. Và đường trung bình trượt MA được sử dụng trong phân tích kỹ thuật cũng xuất phát từ ý tưởng đó. Đường MA có tác dụng làm mượt dữ liệu giá, “biến” những chuyển động mạnh của giá trở nên mềm mại hơn, từ đó dễ quan sát và nhận biết xu hướng tốt hơn. Xem thêm : swing trading là gì Thứ hai, giá trị trung bình của một giai đoạn giao dịch cũng thể hiện được mức giá kỳ vọng của đa số các nhà đầu tư trong giai đoạn đó. Nếu các mức giá hiện tại đều nằm phía trên đường MA, nghĩa là kỳ vọng của nhà đầu tư ở hiện tại cao hơn kỳ vọng trung bình của giai đoạn trước, điều này dự báo giá sẽ tăng lên trong tương lai. Ngược lại, nếu các mức giá hiện tại đều nằm dưới đường MA thì kỳ vọng của nhà đầu tư ở hiện tại đang thấp hơn so với kỳ vọng trung bình của họ ở giai đoạn trước, nên khả năng cao là trong tương lai, giá sẽ giảm xuống theo kỳ vọng. Chính vì thế, đường MA được sử dụng để xác định xu hướng của thị trường trong tương lai, đồng thời tìm các điểm vào, thoát lệnh hợp lý. Chu kỳ của trung bình trượt Độ dài chu kỳ của MA sẽ quyết định đến 2 yếu tố của đường trung bình trượt, đó là độ mượt và độ trễ. Độ mượt Chu kỳ càng ngắn thì đường MA sẽ càng bám sát với đường giá, độ làm mượt là thấp nhất. Chu kỳ càng dài thì đường MA sẽ càng cách xa đường giá, ít bị nhạy cảm hơn với giá nên độ mượt là cao nhất. Chu kỳ cũng được chia thành 3 loại: Chu kỳ ngắn hạn: MA 10, MA 14, MA 20 Chu kỳ trung hạn: MA 50 Chu ký dài hạn: MA 100 hoặc MA 200 Quan sát hình trên, các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy chu kỳ càng ngắn thì đường MA sẽ càng sát với đường giá. Khi giá liên tục tạo các đỉnh hay đáy nhọn thì MA 10 cũng hình thành những đỉnh và đáy như thế nhưng độ dốc không quá lớn như đường giá vì đã được làm mượt. Ngược lại, chúng ta chỉ thấy đỉnh và đáy được hình thành bởi MA 20 khi giá biến động mạnh, ngoài ra đường MA 20 chuyển động khá mượt mà. Đường MA 100 là đường trung bình trượt mượt nhất, hoàn toàn không thấy được sự chuyển động rõ ràng trong khi các bước giá liên tục lên xuống. Chu kỳ quá ngắn thì đường MA gần như là sẽ giống với đường giá, vậy thì việc sử dụng đường MA để xác định xu hướng của giá sẽ không còn ý nghĩa. Tương tự, chu kỳ quá dài thì đường MA sẽ quá mượt, mượt đến nỗi chúng ta sẽ chẳng thể nhận ra bất kỳ xu hướng nào nữa. Độ trễ Độ trễ là mức độ phản ứng của chỉ báo so với biến động của giá. Một chỉ báo được xem là có độ trễ cao nếu giá phản ứng sớm hơn rất nhiều so với phản ứng của chỉ báo. Ví dụ, giá đã tạo đỉnh nhưng sau đó mấy nhịp thì chỉ báo mới tạo đỉnh. Bản thân đường MA là một chỉ báo có độ trễ, hay còn gọi là chỉ báo chậm vì MA được tính hoàn toàn từ các dữ liệu giá quá khứ. Chu kỳ càng dài thì độ trễ sẽ càng lớn. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để tìm hiểu thêm về các sàn forex uy tín