Ngũ tạng có vấn đề, ngoài việc dùng thuốc để điều trị, cũng có thể dùng những thuốc bổ sau để tiến hành hỗ trợ trị liệu 1. Thuốc bổ tâm ** Cháo hạt bách Thành phần: Bách tử nhân gạo tẻ 50g, mật ong lượng vừa đủ. Cách dùng: Cho bách tử nhân, gạo tẻ vào nước nấu thành cháo. Khi sắp chín, cho mật ong vào, vặn nhỏ lửa. đun sôi là được. Mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối ăn 1 lần, ăn nóng. Công dụng: Phương thuốc này có tác dụng dưỡng tâm an thần, nhuận tràng thông tiện. Thích hợp để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như lo sợ, mất ngủ, hay quên... ** Cháo long nhãn, liên tử. Thành phần: Thịt long nhãn 30g, liên tử 30g, gạo tẻ 100g, hồng táo 30 quả. Cách dùng: Trước tiên bỏ tâm liên tử, hồng táo bỏ hạt, cho vào trong nội cùng với long nhãn và gạo tẻ thành cháo. Khi ăn có thể cho thêm vào một ít đường trắng. Ăn vào buổi sáng và buổi tối, ăn nóng. Công dụng: Phương thuốc này có tác dụng bổ huyết dưỡng tâm, an thần. Thích hợp hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như tâm huyết hư dẫn đến tim đập mạnh và loạn, hoa mắt hay quên, mất ngủ, mơ nhiều... 2. Thuốc bổ gan ** Đậu phộng nấu táo, đường Thành phần: Đậu phộng 100g, hồng táo 50g, đường phèn 50g. Cách dùng: Trước tiên rửa sạch đậu phộng và hồng táo, cho vào trong nồi cùng với đường phèn, thêm lượng nước vừa đủ, vặn to lửa đun đến khi sôi, rồi chuyển lửa nhỏ hầm, đến khi đậu phộng như là được. Ăn khi đói và ăn nóng, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần trị liệu là nửa tháng. Công dụng: Phương thuốc này có công hiệu bổ trung dưỡng can, ích khí dưỡng huyết. Thích hợp để bồi bổ cho những người viêm gan mạn tính dẫn đến đau bụng, ưu phiền lo lắng, tinh thân mỏi mệt, thị lực giảm, hoa mắt chóng mặt, chân tay tê... 3. Thuốc bổ tỳ ** Cháo hồng táo, gạo nếp Thành phần: Gạo nếp 60g, hồng táo 20g, đường trắng lượng vừa đủ. Cách dùng: Trước tiên, gạo nếp vo sạch, hồng táo rửa sạch. Cho gạo nếp và hồng táo vào nấu thành cháo, sau khi cháo chín, cho đường vào là có thể ăn. Công dụng: Phương thuốc này có tác dụng bổ tỳ ích khí. Thích hợp để bồi bổ cho những người tỳ vị hư nhược dân đến ăn ít, gầy, mệt mỏi, bụng đầy hơi, đau bụng... ** Canh cá diếc, đậu xị Thành phần: Cá diếc tươi 1 con, đậu xị 20g, hồ tiêu 15g, trần bì 20g, hành, gừng, muối ăn, mì chính, dâu mè lượng vừa đủ. Cách dùng: Trước tiên cá diếc đánh vảy, bỏ mang và nội tạng, rửa sạch, cho vào trong nồi nước sôi luộc qua rồi vớt ra. Hồ tiêu đập nát, cho lượng nước vừa đủ vào trong nồi, thêm đậu xị, hồ tiêu, trần bì, hành, gừng, muối ăn vào, vặn to lửa đun đến khi sôi thì cho cá vào, vặn lửa nhỏ đun khoảng nửa tiếng là được. Cho một ít mì chính, dầu mè vào. Uống nước canh và ăn thịt cá. Công dụng: Phương thuốc này có tác dụng bổ tỳ ôn vị. Thích hợp để bồi bổ cho những người bụng trướng, mệt mỏi, mặt sưng phù... 4. Thuốc bổ phế ** Cháo bách hợp, hồng táo Thành phần: Bột bách hợp 30g, hồng táo 15 quả, gạo 100g, mật ong lượng vừa đủ. Cách dùng: Trước tiên, cho nước vào nồi, đặt lên bếp cho gạo, bột bách hợp, hồng táo vào nấu thành cháo. Sau khi cháo chín, cho vào một ít mật ong là có thể ăn. Công dụng: Phương thuốc này có tác dụng bổ khí ích phế, sinh tân chỉ khái. Thích hợp để bồi bổ cho những người ho khan, không có sức, hơi ngắn, ít nói, tinh thần mỏi mệt... ** Mơ, long nhãn hâm mộc nhĩ trắng Thành phần: Mộc nhĩ trắng 250g, điềm hạnh nhân 20g, long nhãn nhục 20g, thịt long nhãn 20g, hành, gừng, muối ăn, mì chính, đường trắng, dầu lạc, nước alkaline lượng vừa đủ. Cách dùng: Trước tiên, mộc nhĩ trắng ngâm trong nước, điềm hạnh nhân bỏ vỏ, cho vào trong nồi nước sôi, thêm vào nước alkaline, vặn lửa to đun khoảng 15 phút, vớt ra. Sau đó, cho điềm hạnh nhân, long nhãn nhục vào trong bát, hấp 45 phút rồi bỏ ra. Cho nước vào trong nồi, đun đến khi sôi lăn tăn, cho mộc nhĩ trắng vào, đun khoảng nửa tiếng, chắt nước đi. Sau đó, đặt nồi lên bếp, đun nóng dầu lạc, cho hành, gừng, mộc nhĩ trắng vào đảo chín. Cho thêm nước, long nhãn nhục, điềm hạnh nhân, muối ăn vào đun sôi. Sau khi sôi cho đường trắng, mì chính vừa vặn là xong. Công dụng: Phương thuốc này có công hiệu từ âm bổ phế, sinh tân chỉ khái. Thích hợp dùng để bồi bổ cho những người ho khan ít đờm, nhiệt miệng, khát nước, họng khô. Nước alkaline: Alkaline là loại nước chứa các ion khoáng chất có vai trò như một hoạt động điện giải trong tế bào, giúp cơ thể chống lại bệnh tật và làm chậm quá trình lão hóa. 5. Thuốc bổ thận ** Cháo hạch đào nhân Thành phần: Hạch đào nhân 30g, gạo 100g, đường đỏ vừa đủ, một ít muối. Cách dùng: Trước tiên cho hạch đào nhân và gạo vào nồi nấu thành cháo. Sau khi chín cho thêm ít muối, đường đỏ, ăn nóng. Công dụng: Phương thuốc này có công hiệu bổ thận cường thận, ích khí nhuận phế. Thích hợp để bồi bổ cho những người thận hư đau lưng, tứ chi thiếu lực, sợ lạnh, tay chân lạnh... ** Câu kỷ nấu tôm Thành phần: Tôm 100g, câu kỷ 30g, hạch đào nhân 30g, hành, gừng rượu vang, muối, đường trắng. mì chính, dầu thực vật, nước. Cách dùng: Trước tiên, bỏ râu tôm, rửa sạch, để ráo nước. Câu kỷ. hạch đào nhân cho vào bát, đặt vào lồng hấp chín. Đặt chảo lên bếp đun, cho dầu thực vật vào, khi dầu nóng già cho tôm vào (chia làm 2 lần), rang đến khi tôm vàng thì vớt ra. Dưới đáy nồi còn phần dầu lưu lại, cho hành, gừng, rượu vang, nước, muối, đường, mì chính vào. Sau khi đun sôi cho tôm, câu kỷ, hạch đào nhân vào, đun khoảng 3 - 5 phút, cho dầu mè vào là xong. Công dụng: Phương thuốc này có tác dụng bổ thận tráng dương. Thích hợp dùng để bồi bổ cho những người thận hư bất lực, lưng gối đau buồn, tinh thần mỏi mệt, không có sức... Ăn nhiều bách tử nhân Trích trong “Tứ bộ y điển”. Bách tử nhân vị ngọt, tính bình. Quy tâm, thận, đại tràng kinh. Có công hiệu dưỡng tâm an thần, nhuận tràng thông tiện. Thích hợp để điều trị các chứng bệnh như lo lắng không ngủ được, tim đập mạnh và loạn, ruột khô, táo bón.