Dược liệu trị chán ăn, mất ngủ

Thảo luận trong 'Bệnh học' bắt đầu bởi quoccuonggtvt, 25/11/17.

  1. quoccuonggtvt

    quoccuonggtvt Thành viên

    Nhiều cuộc khảo sát cho thấy rằng điều trị chán ăn, mất ngủ bằng thuốc tân dược sẽ có thể gặp nhiều tác dụng phụ. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn một vài loại thuốc từ thảo mộc giúp điều trị bệnh chán ăn, trị chứng khó ngủ an toàn, hiệu quả.

    1.Cây đinh lăng:
    Cây đinh lăng hay còn gọi là cây gỏi cá, Nam dương lâm. Tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harm. họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Loài cây này có đặc điểm là cây bụi, thân nhẵn, cao từ 0,8m đến 1,5m ; thân và lá có răng cưa. Ngoài tác dụng làm thuốc thì cây còn được trồng làm cảnh phổ biến ở nước ta. Ngoài ra cây còn được trồng nhiều ở một số quốc gia như Trung Quốc, Lào…


    [​IMG]
    Cây Đinh lăng (nguồn : internet).

    Bộ phận dùng của cây Đinh lăng là rễ và lá. Rễ hay vỏ rễ phơi sấy khô. Rễ sau khi đào, rửa sạch đất cát, bỏ lõi, phơi hay sấy khô.

    Dân gian thường dùng cây Đinh lăng làm thuốc bổ, chữa ho, ho ra máu, kiết lị, lợi sữa, thông tiểu…Ngoài ra, đinh lăng đinh lăng còn được dùng như là thuốc ăn được ngủ được cho những người kém ăn, cơ thể suy nhược, mất ngủ thường xuyên Bộ phận cây đinh lăng dùng chủ yếu để làm thuốc chữa trị bệnh là rễ ở những cây đã trồng từ 3 năm trở lên.

    Cách dùng: Dùng rễ đinh lăng đã phơi sấy khô đem tán nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 2-3 lần, liều 10 – 20 gam / ngày. Có thể dùng dạng viên nén hoặc ngâm với rượu.

    2.Cỏ mực:
    Cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi, Hạn liên thảo. Tên khoa học là Eclipta prostrate họ Cúc ( Asteraceae). Đây là loài cây thân thảo, cao khoảng 30 – 40cm, màu xanh hay hơi đỏ tím, có nhiều lông nhám. Lá có lông ở 2 mặt, mép lá hình răng cưa.


    [​IMG]
    Cây cỏ mực (nguồn : internet).

    Đây là loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi ở những chỗ ẩm ướt.

    Bộ phần dùng là toàn cây. Dùng tươi (giã, ép lấy nước uống) hoặc khô, thu hái quanh năm.

    Được dùng để cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu, chảy máu cam. Theo Y học cổ truyền thì loài cỏ này có vị ngọt chua, tính lạnh, không có độc tố giúp cầm máu, thanh nhiệt, làm đen râu tóc. Đặc biệt, cỏ mực được dùng để chữa trị các bệnh như chảy máu dạ dày, thổ huyết, và có thể làm thuốc ăn được ngủ được cho những người mệt mỏi, ăn ngủ kém.

    Đông y quan niệm, gan có vai trò chuyển hoa chất dinh dưỡng và thải độc. Vì thế, khi gan mật không tốt sẽ gây nên sự mệt mỏi, ăn ngủ kém ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Do đó, để có thể ăn ngon, ngủ tốt thì phải bồi bổ gan đấy mới là cách chữa mất ngủ nhanh nhất.


    Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ

    – Cây cỏ mực: 30 gr

    – Nữ trinh tử: 20 gram

    – Trạch tả, đương quy mỗi loại: 15 gram

    * Với trường hợp gan nhiễm mỡ do béo phì: Thêm đại hoàng 6 gram và lá sen 15 gram.

    * Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu: Thêm cát căn: 30 gr, bồ công anh và hạt khúng khéng: 15 gram.

    Cách dùng: Tất cả các vị thuốc trên đem sắc với nước và dùng mỗi ngày 1 thang.

    Bài thuốc giúp bảo vệ gan từ cây cỏ mực

    – Cây cỏ mực: 100 gram

    – Cây chó đẻ rửa sạch

    – Nghệ rửa sạch

    – Nước sạch

    Cách dùng:

    – Có thể sắc cỏ nhọ nồi với nước theo tỷ lệ 1:1 uống một muỗng cà phê chia làm 2 lần uống mỗi ngày.

    – Cách 2: Kết hợp với cây chó đẻ và nghệ theo tỷ lệ: 2,5:1,5:1,0.

    3.Bồ công anh:
    Bồ công anh còn có tên là Hoàng hoa địa đinh. Tên khoa học là Taraxacum officinale họ Cúc.

    Cây cỏ, phiến lá xẻ thành nhiều thùy nhỏ trong giống như răng nhọn. Qủa có lông màu trắng xếp thành hình cầu.


    [​IMG]
    Bồ công anh thấp (nguồn: internet).

    Cây mọc hoang ở các vùng Tam Đảo, Sapa, Đà lạt.

    Bộ phận dùng là rễ. Toàn cây thu hái vào mùa hè hoặc dùng toàn cây phơi khô.

    Bồ công anh chứa nhiều vitamin A, B, C và D; sắt, kẽm, kali. Theo Y học cổ truyền thì rễ của bồ công anh có công dụng rất tốt để cải thiện tình trạng biếng ăn, cải thiện giấc ngủ và mất ngủ.


    Liều dùng 4 – 12 g/ ngày dưới dạng thuốc sắc.

    4.Gừng:
    Gừng tên khoa học là Zingiber offficinale họ Gừng (Zingiberaceae).

    Cây thảo đa niên, mọc thành bụi cao đến 1m. Thân rễ phát triển thành củ.

    Loài cây của châu Á và châu Phi, được trồng khắp mọi nơi để lấy củ làm gia vị và làm thuốc.

    Bộ phận dùng là thân rễ dùng tươi hay phơi khô. Thường thu hoạch khi cây sắp lụi. Đào lấy rễ củ, cắt bỏ thân lá, rễ con, rửa sạch phơi khô. Có thể dùng dưới dạng tươi, dạng khô, sao vàng hoặc sao gần cháy tùy theo mục đích sử dụng.


    [​IMG]
    Gừng (nguồn: internet).

    Từ xa xưa, gừng được biết đến với rất nhiều công dụng như có thể làm gia vị, làm thuốc điều trị bệnh dạ dày, mệt mỏi, bệnh tiêu hóa, mất ngủ, kém ăn.

    Ngày dùng 4 – 8g, dạng sắc, ngâm rượu hoặc vắt nước gừng tươi.

    Nguồn : Tổng hợp.cách chữa mất ngủ nhanh nhất, cải thiện giấc ngủ, trị chứng khó ngủ
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng