Đơn phương ly hôn vì bị chồng bạo hành

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Truong995, 6/9/18.

  1. Truong995

    Truong995 Thành viên

    Em và chồng lấy nhau được 2 năm. Gần đây chồng em thường xuyên bạo hành và hầu như ngày nào cũng chửi mắng em rất thậm tệ bằng những lời lẽ thô tục. Ba mẹ, anh chị em khuyên giải cũng bị anh ta chửi bới, coi thường. Em dọa ly hôn thì Anh ta đe dọa sẽ giết em và tự tử. Mong luật sư hướng dẫn giúp em nên làm như thế nào. Em muốn trốn đi nhưng còn người thân, mẹ già yếu. Chúng em có 01 con nay được 1 tuổi. Về tài sản chung chúng em có 01 xe và 01 nhà được bố mẹ em mua cho, vợ chồng chỉ bỏ ra 1 ít khi cất nhà. Xin luật sư tư vấn giúp em.

    Admin:

    1. Về hành vi bạo lực gia đình:

    Điều 2 Luật phòng chống bạo lực năm 2007 quy định về các hành vi bạo lực gia đình:

    “1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

    a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

    b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

    c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

    d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

    đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

    e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;….”

    Theo bạn trình bày thì chồng bạn ngoài việc chửi bới còn thường xuyên đánh đập, xúc phạm, đe dọa bạn. Đây là những hành vi bạo lực gia đình, những hành vi của chồng bạn là những hành vi bị cấm theo Điều 8 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

    Căn cứ điều 20 và điều 21 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định Uỷ ban Nhân dân và Toà án Nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc khi có các căn cứ:

    “ Điều 20. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

    b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

    c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.”

    “Điều 21. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án

    1. Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

    b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

    c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.”

    Căn cứ khoản 1 điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007:

    Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

    Căn cứ các quy định nêu trên, nếu tình trạng bạo lực ngày càng trầm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của bạn và những người thân trong gia đình bạn thì bạn nên yêu cầu Uỷ ban Nhân dân can thiệp hỗ trợ hoặc Toà án nơi chị cư trú áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với chồng.

    Hành vi dùng bạo lực gia đình của chồng chị tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể thông báo đến cơ quan công an nơi gần nhất hoặc ủy ban cấp xã để có biện pháp ngăn chặn, nhắc nhở xử lý kịp thời tránh hậu quả xấu có thể xảy ra. Hiện nay có rất nhiều vụ án rung động như chồng giết vợ, giết người thân,… do đó mong bạn luôn cẩn trọng và có hướng xử lý phù hợp.

    2. Về vấn đề ly hôn

    Bạn có thể đơn phương ly hôn, đơn bạn nộp ra tòa án nhân dân quận/huyện nơi chồng bạn cư trú, kèm theo các giấy tờ sau:

    - Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của vợ và chồng (bản sao chứng thực);

    - Đăng ký kết hôn (bản chính);

    - Giấy khai sinh của các con (bản sao chứng thực);

    - Giấy tờ về tài sản nếu có yêu cầu chia (bản sao chứng thực).

    3. Về quyền nuôi con:

    Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

    “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Như vậy, vì con bạn nay mới 1 tuổi nên quyền nuôi con về nguyên tắc là thuộc về bạn trừ trường hợp chồng bạn chứng minh bạn không có đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con để giành quyền nuôi con với bạn.

    4. Về vấn đề phân chia tài sản:

    Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng (trừ tài sản được thừa kế, tặng cho riêng). Căn cứ Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản chung sẽ được chia đôi, có xem xét hoàn cảnh mỗi bên, công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì tài sản.

    Trường hợp của bạn, nếu như ngôi nhà và xe đã được tặng cho cả hai thì đây là tài sản chung và được chia đôi còn nếu chưa được tặng cho thì vợ chồng bạn được nhận lại phần giá trị đã đóng góp trong việc tôn tạo, xây dựng, sửa chữa.
    ---------
    BẠO LỰC GIA ĐÌNH BAO GIỜ MỚI CHẤM DỨT
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng