Đơn phương ly hôn vì bị chồng bạo hành

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Truong995, 9/8/18.

  1. Truong995

    Truong995 Thành viên

    Tóm tắt câu hỏi:

    Mình đang muốn đơn phương ly hôn vì chồng mình hay đánh đập, chửi bới, xúc phạm mình. Bố mẹ chồng cũng xúc phạm không tôn trọng mình. Ngay cả ba mẹ mình Anh cũng nhiều lần chửi bới. Mình không chịu đựng được nữa và muốn ly hôn. Vợ chồng mình đã có một con trai gần 2 tuổi. Mong luật sư tư vấn cho thủ tục ly hôn và Nếu ly hôn thì con cái và tài sản sẽ như thế nào?.

    Admin:

    1. Về thủ tục đơn phương ly hôn
    Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

    "1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
    3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
    Như vậy, theo những căn cứ chị trình bày và theo quy định của pháp luật, Chị có quyền nộp đơn đơn phương ly hôn tại TAND Quận/huyện nơi chồng cư trú.

    2. Vấn đề nuôi con và tài sản sau khi ly hôn
    Thứ nhất, Về vấn đề giành quyền nuôi con
    Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định như sau:
    “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”


    Trường hợp của chị, do con trai chị mới được gần 02 tuổi nên theo Khoản 3 Điều 81 nêu trên, con sẽ được giao cho chị trực tiếp nuôi trừ trường hợp chị không có đủ điều kiện hoặc hai vợ chồng có thỏa thuận giao con cho chồng bạn nuôi thì có thể quyền nuôi con sẽ thuộc về chồng bạn.

    Thứ hai, Về vấn đề phân chia tài sản sau khi ly hôn
    Nếu vợ chồng bạn có thỏa thuận về vấn đề chia tài sản thì Tòa án sẽ giải quyết theo sự thỏa thuận đó. Nếu không thể thỏa thuận được, hoặc thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật như sau:
    Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định như sau:

    2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

    4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

    5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

    Đặc biệt, đối với quyền sử dụng đất thì pháp luật có quy định như sau:
    1.Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
    2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
    Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
    Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
    Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
    Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
    Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Mong mọi người cùng cho ý kiến góp ý nhé.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng