Đối tượng Sở hữu công nghiệp thứ 3 là "Sáng chế"

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 29/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Đây là đối tượng quan trọng nhất trong hệ thống Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đối tượng này chưa được quan tâm đúng mực. Việc khai thác nguồn thông tin sáng chế phục vụ kinh doanh thương mại và nghiên cứu vẫn ở mức thấp.

    Trong sự kiện Techfest 2016 vừa rồi, tôi có hỏi một doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ là "có ý định làm lại công nghệ đã được cấp bằng độc quyền sáng chế ở nước ngoài nhưng không nộp đơn sáng chế ở Việt Nam hay không". Câu trả lời "không, vì cảm thấy copy lại ý tưởng là không hay". Đó là sai lầm vô cùng lớn vì chúng ta luôn phải phát triển trên nền tảng kiến thức đã có và nếu một công nghệ có giá trị thương mại mà không được nộp đơn sáng chế tại Việt Nam, đó sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước bao gồm doanh nghiệp khởi nghiệp.

    Vậy bằng sáng chế là gì? ý nghĩa của hệ thống sáng chế là gì? tôi xin được giới thiệu qua cho các bạn quan tâm.

    Bằng độc quyền sáng chế là độc quyền được cấp để bảo hộ sáng chế. Bằng độc quyền sáng chế mang lại cho chgủ sở hữu độc quyền ngăn cấm người khác khai thác thương mại sáng chế trong một thài gian nhất định để đổi lại việc họk phải bộc lộ sáng chế cho công chúng. Vì vậy, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế (người được cấp hoặc chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế) có thể ngăn cấm người khác sản xuất, sử dụng, chào bán, bán hoặc nhập khẩu sáng chế được bảo hộ mà không có sự cho phép và có thể kiện ra toà bất kỳ ai khai thác sáng chế được bảo hộ mà không được phép của họ.

    Triết lý của hệ thống sở hữu trí tuệ là tưởng thưởng về tài chính thu được từ việc khai thác sáng chế và bộc lộ sáng chế để công chúng biết và sử dụng nhằm khuyến khích sự sáng tạo và nâng cao trình độ công nghệ của khu vực công nghiệp quốc gia, và những lợi ích rõ rệt về thương mại.

    Một sự thật hiển nhiên là không phải tất cả các doanh nghiệp đều phát triển được sáng chế có khả năng bảo hộ thì cũng có sự hiểu lầm rằng bằng độc quyền sáng chế chỉ áp dụng đối với quy trình và sản phẩm hoá lý phức tạp, hoặc rằng chúng chỉ hữu ích cho các tập đoàn lớn. Nhìn chung, bằng độc quyền sáng chế có thể được cấp cho lĩnh vực công nghệ bất kỳ, từ cái kẹp giấy đến máy vi tính. Hiện tại, có hàng ngàn bằng độc quyền sáng chế đã được cấp cho các sản phẩm đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như bút, chai thuỷ tinh, sợi dệt hay xe đạp.

    Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, bạn phải nộp đơn đăng ký vào Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong đơn đăng ký, bạn phải mô tả sáng chế của mình và so sánh với các công nghệ có trước trong lĩnh vực tương ứng và phải thể hiện phù hợp với các quy định. Thông thường, bạn có thể tự tìm hiểu và tự viết bản mô tả sáng chế của bạn hoặc qua các văn phòng đại diện sở hữu trí tuệ hoặc các công ty tư vấn.

    Độc quyền này được cấp trong một thời hạn nhất định, thường là 20 năm kể từ ngày nộp đơn với điều kiện chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế phải nộp phí duy trì hiệu lực hằng năm, và chỉ có hiệu lực ở nước mà bạn đăng ký bảo hộ.

    Việc bảo hộ pháp lý chống lại hành vi xâm phạm độc quyền sáng chế bất kỳ (xâm phạm) không có được một cách tự động, mà dựa trên đề nghị của chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế. Do vậy, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế cần phải giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khác nếu muốn thực thi độc quyền sáng chế của mình.
    tham khảo thêm tại đây:
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng