Việc cho người khác mượn đất diễn ra rất phổ biến, việc cho mượn đất thường xảy ra ở những địa phương sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích canh tác lâu năm hoặc các mục đích khác không nhằm thu lợi nhuận từ việc cho mượn. Tuy nhiên, việc cho mượn đất nhưng sau đó không đòi lại được diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là đất không có sổ đỏ. Do đó, việc đòi lại đất cho mượn không có sổ đỏ là vấn đề mà nhiều quan tâm và sau đây chúng tôi sẽ cung cấp những nội dung cơ bản về vấn đề này. Quy định của pháp luật về đất không có sổ đỏ Hiện nay, pháp luật không quy định đất không có sổ đỏ hay các giấy tờ liên quan mà chỉ quy định về các trường hợp có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, đất không có sổ đỏ là đất không có một trong các giấy tờ được pháp luật quy định: Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ. CSPL: Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 Đất không có sổ đỏ cho mượn có đòi lại được không? Theo Luật Đất đai năm 2013 thì trường hợp đòi lại đất cho mượn mà không có sổ đỏ từ người khác là tranh chấp đất đai nhưng không có các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và việc giải quyết được thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai và pháp luật về tố tụng dân sự. Do đó, đất không có sổ đỏ khi cho mượn vẫn có thể đòi lại khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện ra Tòa án để giải quyết. CSPL: khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015, Điều 203 Luật Đất đai 2013. Thủ tục khởi kiện yêu cầu trả lại đất cho mượn nhưng không có sổ đỏ Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 202, Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Do đó, các bên cần tự hòa giải với nhau trước, trường hợp không tự hòa giải được thì cần tiến hành hòa giải tại UBND xã nơi có đất tranh chấp. Nếu không hòa giải được tại UBND xã thì các bên mới có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp trên. Thẩm quyền giải quyết Theo điều 203, Luật Đất đai 2013 thì Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự Trong trường hợp lựa chọn việc khởi kiện để giải quyết tranh chấp trên thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản hoặc trong trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài sẽ do Tòa án Nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 3 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Hồ sơ Đơn khởi kiện (Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao); Các chứng cứ liên quan đến việc mở lối đi qua, ví dụ: Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Biên bản hòa giải không thành ở Ủy ban nhân xã,… Cơ sở pháp lý: Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Trình tự, thủ tục giải quyết tại Tòa án Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện Theo khoản 1 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người có yêu cầu khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện. Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn. Bước 2: Tòa án xem xét và xử lý hồ sơ Khi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện, người có thẩm quyền xem xét về yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ còn thiếu. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và không thuộc trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện thì Tòa yêu cầu nộp tạm ứng án phí và thụ lý vụ sau khi người khởi kiện biên lai thu tiền tạm ứng án phí. (Điều 192, Điều 193, Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2019)). Bước 3: Tòa án tiến hành hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm Trước khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa án tổ chức cho các bên tiến hành hòa giải. Theo khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2019) nếu các bên hòa giải thành thì sau 07 ngày không có đương sự thay đổi ý kiến thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận và quyết định đó có hiệu lực, không đưa ra xét xử. Trường hợp các bên không thể hòa giải được, Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm Tòa án căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ để đưa ra quyết định liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về lối đi qua giữa các bên. Cơ sở pháp lý: Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Luật sư đòi lại đất cho mượn nhưng không có sổ đỏ Tư vấn về việc đòi lại đất cho mượn không có sổ đỏ; Tư vấn thủ tục khởi kiện tại Tòa án cho khách hàng; Soạn thảo đơn khởi kiện và các giấy tờ cần thiết khác; Tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng; Các yêu cầu có liên quan khác nếu có.