Doanh nghiệp có quyền cạnh tranh thể hiện qua các hành vi hạn chế cạnh tranh nào?

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 17/10/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Luật Cạnh tranh được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 3/12/2004 quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Đương nhiên, việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo pháp luật.

    Tham khảo dịch vụ thành lập công ty nước ngoài trọn gói.

    Theo Luật Cạnh tranh 2004, doanh nghiệp có quyền cạnh tranh thể hiện qua các hành vi hạn chế cạnh tranh như thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, sử dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền, tập trung kinh tế (sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp v.v...). Pháp luật quy định mức độ, phạm vi có tính chất “ngưỡng” hợp pháp của các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế và các trường hợp miễn trừ cho hai nhóm hành vi này, đồng thời cũng quy định những hành vi bị cấm đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, mức độ được phép của việc sử dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Doanh nghiệp bị cấm thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh, của doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử của hiệp hội, bán hàng đa cấp bất chính.

    Doanh nghiệp vượt quá “ngưỡng” hợp pháp của các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế hoặc thực hiện các hành vi bị cấm, sẽ làm phát sinh vụ việc cạnh tranh và được giải quyết theo tố tụng cạnh tranh. Tố tụng cạnh tranh phân biệt thành 2 trường hợp để xác định văn bản pháp luật áp dụng khác nhau. Giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác. Giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Chính phủ thành lập Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh để kiểm soát thực hiện pháp Luật Cạnh tranh và xử lý các vụ việc cạnh tranh. Cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền: kiểm soát quá trình tập trung kinh tế; thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ xử lý, giải quyết khiếu nại đối với vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh. Việc giải quyết khiếu nại đối với vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Thủ tục và quy trình thành lập công ty nước ngoài được quy định trong Luật Doanh Nghiệp.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng