Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi nào?

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 13/9/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Điều 50 Luật Đầu tư quy định về thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và nếu doanh nghiệp có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% thì thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, giấy chứng nhận đầu tư có nội dung bao gồm nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định 108/2006 và nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư thực hiện theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006.

    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam dự định thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau đây:

    a) Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    b) Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp cỏ không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.

    Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong những lĩnh vực đặc thù

    Có thể thấy hai nhóm quy định riêng trong vấn đề này.

    Một là, những lĩnh vực mà trước khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin phép hoạt động thể hiện bằng giấy phép thành lập được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

    Trong kinh doanh thương mại, Khoản 3, 4 Điều 22 Luật Thương mại quy định: “Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bản hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường học pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó”.

    Trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng, tất cả các tổ chức tín dụng của nhà đầu tư Việt Nam cũng như của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Giấy phép bao gồm Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép, thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp. Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đăng ký kinh doanh; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật (Điều 4, 24 Luật Các tổ chức tín dụng 2010).

    Hai là, những trường hợp chỉ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động mà không phải đăng ký kinh doanh. Đó là những lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Điều 62, 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000). Theo quy định của Luật Chứng khoán 2006, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, kể cả đối với Chi nhánh, Văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam và giấy phép này đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Trong một quốc gia, việc cấp đăng ký doanh nghiệp cần được tập trung vào một số ít cơ quan nhà nước, tốt nhất là một bộ hoặc một cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp cho mọi doanh nghiệp để bảo đảm tính chuyên môn,thống nhất, đồng thời bảo đảm tính tập trung trong việc kiểm soát, quản lý hoạt động của doanh nghiệp sau khi được cấp đăng ký kinh doanh. Các bộ quản lý nhà nước ngành chỉ tham gia vào việc cấp giấy phép kinh doanh cho những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải có giấy phép, cấp các chứng chỉ hành nghề để tập trung cho chức năng quản lý nhà nước. Ở Việt Nam, tình trạng đăng ký thành lập doanh nghiệp với nhiều giấy tờ có tên gọi khác nhau, do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đã tạo ra tình trạng giữa các cơ quan nhà nước thiếu sự phối hợp, buông lỏng quản lý nhà nước, không có người chịu trách nhiệm trước những vấn đề cụ thể trong quan hệ với doanh nghiệp, thủ tục thành lập phức tạp.

    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản ghi nhận phạm vi hoạt động và doanh nghiệp phải tuân theo trong suốt quá trình tồn tại. Đăng ký doanh nghiệp cũng là cơ sở để các cơ quan nhà nước thực hiện sự kiểm soát, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Trong những trường hợp có thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký thay đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh. BỊ thu hồi đăng ký kinh doanh cũng có nghĩa là doanh nghiệp bị bắt buộc phải giải thể. Đăng ký kinh doanh có thể bị thu hồi vĩnh viễn, coi như một chế tài khi doanh nghiệp có những vi phạm pháp luật (Điều 165 Khoản 2 Luật Doanh nghiệp 2005): Có nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo, người thành lập, quản lý doanh nghiệp thuộc diện bị cấm; không đăng ký mã số thuế, không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký, ngừng hoạt động kinh doanh trong một thời hạn do pháp luật quy định; kinh doanh các ngành, nghề bị cấm hoặc vi phạm về báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.

    Tham khảo dịch vụ tư vấn thành lập công ty nước ngoài trọn gói tại Việt Nam.

    Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

    Hiện tại, pháp luật quy định trách nhiệm thông báo thông tin về đăng ký doanh nghiệp đối với hai phía: Cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

    Về phía cơ quan nhà nước, định kỳ vào tuần thứ hai hàng tháng, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi danh sách kèm thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký trong tháng trước đó đến cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Ở những nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chỉ có thể thực hiện việc trao đổi thông tin về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

    về phía doanh nghiệp, trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau đây:
    1. Tên doanh nghiệp;
    2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện;
    3. Ngành, nghề kinh doanh;
    4. Vốn điều lệ đối với công ty TNHH, công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền phát hành đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định;
    5. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc sổ đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập;
    6. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    7. Nơi đăng ký doanh nghiệp.
    Khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải công bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức như đối với trường hợp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Mục đích của việc thông báo công khai khi thành lập doanh nghiệp là cung cấp những thông tin cơ bản về một chủ thể kinh doanh mới tham gia vào quá trình cạnh tranh trên thị trường cho những người có quan tâm. Các cơ quan nhà nước như các sở, bộ quản lý ngành dựa vào những thông tin này, phối hợp hoạt động để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình. Cũng từ những thông tin được công bố, doanh nghiệp và người đầu tư, người tiêu dùng có thể tìm hiểu đối tác cụ thể và cơ cấu tổ chức sản xuất chung trong nền kinh tế trước khi có quyết định đầu tư trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh. Những thông tin công khai về doanh nghiệp không chỉ khi doanh nghiệp mới thành lập mà cần phải được cập nhật mỗi khi có sự thay đổi nội dung các thông tin đó. Muốn vậy, theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường lâu đời, cần phải xây dựng một hệ thống thông tin về doanh nghiệp thống nhất trong toàn quốc, do Nhà nước tổ chức và quản lý trước hết phục vụ cho hoạt động quản lý của Nhà nước. Đồng thời qua kênh thông tin này, đối với những doanh nghiệp có yêu cầu, Nhà nước cung cấp những thông tin về doanh nghiệp cũng như về thị trường với ý nghĩa là những dịch vụ hành chính công, đồng thời cũng là trách nhiệm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Điều này bước đầu thể hiện trong việc thành lập hệ thống các cơ quan đăng ký kinh doanh ở nước ta và quy định các cơ quan này thực hiện các hoạt động xây dựng, quản lý hệ thống thông tin và cung cấp thông tin về doanh nghiệp thông qua Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

    Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    Theo Điều 165 Luật Doanh nghiệp, Điều 59, 60 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau đây:
    • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo;
    • Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp thành lập;
    • Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính;
    • Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mười hai tháng liên tục,
    • Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
    • Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;
    • Kinh doanh ngành, nghề bị cấm
    • Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề được áp dụng là một biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo điểm g khoản 1 Điều 93 Luật Quản lý thuế.
    Trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện như sau:

    1) Trường hợp phòng đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo:
    • Nếu phòng đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp là giả mạo thì ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Nếu phòng đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là giả mạo thì ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và khôi phục lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất, đồng thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
    2) Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty TNHH, cổ đông sáng lập công ty cổ phần và thành viên hợp danh của doanh nghiệp đã đăng ký thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp:
    • Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu: phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh: phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp thay đổi thành viên hoặc cổ đông thuộc đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nói trên mà doanh nghiệp không đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông, thì phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    3) Đối với các trường hợp doanh nghiệp vi phạm các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 165 của Luật Doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của phòng để giải trình. Sau mười ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến hoặc nội dung giải trình không phù hợp thì phòng đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    4) Trường hợp doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 165 của Luật Doanh nghiệp thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn của yêu cầu báo cáo, phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của phòng để giải trình. Sau mười ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến hoặc nội dung giải trình không phù hợp thì phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    5) Trường hợp phòng đăng ký kinh doanh phát hiện doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề bị cấm thì ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đồng thời thông báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

    6) Trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 93 Luật Quản lý thuế thì sau khi nhận được văn bản yêu cầu thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thuế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 102 Luật Quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định như đối với các trường hợp doanh nghiệp vi phạm các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 165 của Luật Doanh nghiệp.

    Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện việc giải thể theo quy định của pháp luật.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng