ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP DÀNH CHO START UP

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 31/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Câu hỏi 1: DN Start up có cần phải biết định giá Doanh nghiệp không vì giai đoạn này DN phải rất vật vã để tồn tại?

    + Hiểu định giá Doanh nghiệp để gọi vốn thiên thần/gọi vốn cổ phần.
    + Định giá doanh nghiệp để xác định giá trị vốn hoá của mình trong tương lai để bán giá cao.
    + Hiểu được mối tương quan giữa tiền mặt (Cashflow) và giá trị doanh nghiệp: Doanh nghiệp là cơ thể với các bộ phận cấu trúc hoàn hảo và dòng tiền là hệ thống mạch máu để nuôi cơ thể khoẻ mạnh, không bị “đột quỵ”, cơ thể khoẻ mạnh thì mới có giá trị thực thụ, thì mới leo lên “chiếc máy bay” của Thầy Thành và bay tiếp đến tương lai.
    + Hiểu được rằng mỗi chính sách bán hàng, chính sách tồn kho, chính sách xây dựng hệ thống phân phối … đều tác động đến giá trị doanh nghiệp thông qua việc làm thay đổi cơ cấu dòng tiền.

    Câu hỏi 2: Định giá doanh nghiệp Start up lấy dữ liệu từ đâu?

    + Business Cavas Model của Thầy Lâm Bình Bảo/remind Thầy Lâm Minh Chánh.
    + Bộ chiến lược của Thầy Trần Kim Thành; tài chính dành cho người GĐ không chuyên về tài chính.
    + Định giá Doanh Nghiệp của Thầy Lâm Minh Chánh.
    + Thầy Quỳnh: Những vấn đề Start – up cần lưu ý khi gọi vốn.

    Câu hỏi 3: Các phương pháp định giá được áp dụng là phương pháp nào?

    Tài liệu tôi sử dụng trong phần này được trích lượt từ quyển CFA Level 1 - Volume 5- EQUITY AND FIXED INCOME- Reading 53- Equity Valuation, pages 243-288, tôi chỉ đưa một vài mô hình phù hợp với bài giảng của Thầy Chánh.

    A/ ĐỊNH GIÁ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRƯỞNG THÀNH:

    Đặc điểm của DN trưởng thành: DN đã có doanh thu, lợi nhuận, có Báo cáo tài chính.

    I/ Phương pháp chiết khấu để đưa về giá trị hiện tại (Present Value Model - discounted cash flow models):

    - Chiết khấu dòng cổ tức (Dividend Discount Model- DDM) - Mô hình
    + Chiết khấu dòng cổ tức đều:
    Vo= D1/(1+r)^1+ ... + Dn/(1+r)^n + Pn/(1+r)^n
    Vo: Value of a share of stock today.
    Di: Tỷ lệ cổ tức được chia cho năm i
    Pn: Giá bán kỳ vọng của CP cuối năm n (nắm giữ n kỳ)
    R: suất sinh lợi yêu cầu (required rate of return on the stock).
    Giả định của mô hình này là cổ tức phải được chia hàng năm, nếu cổ tức không chia thì việc áp dụng mô hình không phát huy tác dụng.

    + Chiết khấu dòng cổ tức theo mô hình Gordon (tăng trưởng cổ tức đều, tăng trưởng cổ tức hai giai đoạn…): Giả định của mô hình này là lợi nhuận (qua đó kỳ vọng cổ tức) sẽ tăng ở mức độ tương đối xác định, mô hình này phù hợp với các ngành nghề có mức độ tăng tưởng khá ổn định như chuỗi giá trị ngành điện, nước, gas…

    - Chiết khấu dòng tiền theo phương pháp FCFE (Free Cash Flow to Equity):
    >FCFE: Measure of cashflow generated in a period is available for distribution to common shareholders.
    >CFO: Cashflow from Operation
    FCFE = CFO + CFInv + Netborrowing
    CFO: Net-income + Non-cash expenses – Investment on Working Capital
    + Net – income: Lợi nhuận sau thuế.
    + Non-cash expenses: Những chi phí không chi bằng tiền (khấu hao…)
    + Investment on Working Capital: Tăng ròng đầu tư vào tài sản lưu động (hàng tồn kho + khoản phải thu – phải trả người bán).
    CFInv: Fixed capital investment during the period to maintain the value of the company.
    Net borrowing: Borrowing – repayment.

    Công thức: Vo = FCFE1/(1+r)+ …+ FCFEt/(1+r)^t

    Thầy Thành khuyên start – up: Khi khởi nghiệp hãy tận dụng hết nguồn vốn bên ngoài (bán năn nỉ thu tiền liền, còn mua thì đàm phán thiếu chịu), theo diễn giải kiểu dòng tiền nêu trên điều này làm cho vốn đầu tư vào tài sản lưu động giảm từ đó tăng dòng tiền cho chủ sở hữu nhiều hơn => Giá trị doanh nghiệp tăng lên.

    Thầy Chánh: Cash is King, khuyến khích tham gia khởi nghiệp các ngành có dòng tiền mặt tốt: F&B (ông chủ đừng có xuất hiện nha hông thôi bị thiếu chịu á), giáo dục,…

    II/ PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH (The Method of Comparables): Phương pháp này dựa trên cơ sở kinh tế "Luật một giá - law of one price":

    1.P/E: Giá (Price)/Lợi Nhuận (Earning): Diễn giải một cách đơn giản “nhà đầu tư sẽ mua Công ty/mình sẵn sàng bán với giá bằng P/E (lần) lợi nhuận hàng năm (trong tương lai) của doanh nghiệp”. P/E của các ngành trên thị trường chứng khoán thường niêm yết là một tham chiếu để các DN so sánh, tuỳ thuộc vào đặc thù của Doanh nghiệp mình mà có thể điều chỉnh chỉ sô P/E cho Công ty mình để định được giá làm cơ sở gọi vốn tốt hơn. Điểm yếu của P/E là E có thể âm nhưng P> = 0, nên người ta dùng EBITDA để thay thế (P/EBITDA). (Giá trị P/E thường < 30 lần).

    2. P/S: Giá (Price)/ Doanh thu (Sale): Khi P/E cao quá có thể dẫn tới sai số thì có thể dùng P/S để làm cơ sở định giá (thường là định giá cho DN mới gia đoạn đầu: thương mại điện tử…).

    3. P/B: Giá (Price)/ Giá trị sổ sách (Book Value): Định giá dựa trên giá trị sổ sách Công ty, lợi nhuận không đều nhưng giá trị tài sản cố định lớn (BĐS…)

    III/ GÍA TRỊ KHỞI NGHIỆP:

    Mua để xẻ thịt phát minh, nhà máy, đội ngũ, hỗ trợ người mua tạo supply chain, dòng tiền, location, mua để loại bỏ thương hiệu, hệ thống phân phối, quan tâm cái Công ty đang có để triển khai mô hình kinh doanh của nhà đầu tư (chứ không xài mô hình kinh doanh cùa mình)…

    Một số ý cơ bản mà chúng ta cần nắm:

    Giá trị của tiền theo thời gian: đồng tiền của ngày hôm nay và đồng tiền của ngày mai có thể cùng mệnh giá nhưng giá trị đã thay đổi do yếu tố lạm phát.

    Lãi suất kép: Gọi cho dễ hiểu theo ngôn ngữ bình dân là "lãi mẹ đẻ lãi con". Lãi suất kép với cách hiểu là lợi nhuận tạo ra được trong kỳ đầu được tái đầu tư lại và được hưởng lãi suất tương tự như kỳ đầu.

    Ví dụ về lãi suất kép: Cho vay tiền góp bạc 20, cho vay 500 ngàn, thu trong 30 ngày mỗi ngày 20k (gốc danh nghĩa: 500K, lãi 100K # ls danh nghĩa 20% tháng).
    Tính lãi suất thực trong trường hợp này: áp dụng Công thức IRR của dòng ngân lưu như sau:
    Ngày 0:-500
    Ngày 1: 20
    Ngày 2: 20
    ...
    Ngày 30: 20
    Kết quả: Irr trả kết quả là ls 1,4%/ngày, #42%/tháng.
    Với kết quả như vậy thì lợi nhuận mang lại từ cho vay tiêu dùng trả góp rất cao nên dù xác suất mất tiền lớn thì việc bù đắp từ khoản thu được từ các KH khác là khả thi.

    Kỳ vọng (expected): Kỳ vọng của nhà đầu tư (đi góp vốn, đi mua doanh nghiệp) và kỳ vọng của chủ doanh nghiệp (người gọi vốn, người bán công ty) là không tương đồng. Kết quả của việc định giá DN phụ thuộc vào kỳ vọng của người tính toán (dựa trên quyết định chọn các mức tăng trưởng của ngành, kinh tế vĩ mô (lạm phát), các yếu tố ngoại vi khác.

    Ước tính, dự đoán (Estimated): Theo ý mình hiểu thì việc định giá ra giá trị của Doanh nghiệp, cổ phiếu chỉ mang tính tương đối, kết quả có thể thấp hơn, bằng hoặc cao hơn giá trị thực của cổ phiếu, giá trị doanh nghiệp cần định giá vì kết quả của việc định giá phụ thuộc vào mức độ hợp lý của Thông số đầu vào dựa trên giả định, nếu bạn hiểu biết sâu về ngành thì giả định càng chuẩn từ đó kết quả đáng tin cậy hơn. Định giá (Valuation) là định ra một cái giá để làm giá trị hợp lý (appropriation) cho việc đàm phán khi cần gọi vốn, bán Công ty còn bán được với giá nào thì phụ thuộc vào khả năng Sale của người bán.

    Required rate of return on share A (Suất sinh lợi yêu cầu của chứng khoán A hay Công ty A) = current expected risk – free rate of return + Beta I (Market (equity) risk premium) – Dùng làm suất chiết khấu (r) khi sử dụng phương pháp chiết khấu để định giá doanh nghiệp:
    Các yếu tố cần phải xem xét:
    + Current expected risk: Rủi ro kỳ vọng của khoản đầu tư vào Công ty A.
    + Free rate of return (risk – free rate): Lợi nhuận/lãi suất phi rủi ro, lãi suất này thông thường là lãi suất tín phiếu của các quốc gia được xếp hạng AAA, với kỳ vọng xác suất vỡ nợ của quốc gia này tiến về 0. Theo quan đểm của thầy Chánh trong bài giảng thì tại Việt Nam người ta thường tham chiếu lãi suất tiền gửi ngân hàng làm tham chiếu vì hiện NH đang được chính phủ bảo hộ chưa cho phá sản.
    + Beta: Mức độ biến động của lợi nhuận của cổ phiếu cá biệt (cp cần định giá) và danh mục cổ phiếu trên thị trường trong chu kỳ kinh tế.
    + (Market (equity) risk premium): Chênh lệch rủi ro Công ty và rủi ro ngành.

    Earnings (E): Lợi nhuận trên bảng kết quả kinh doanh (P&L) của doanh nghiệp, lợi nhuận của một doanh nghiệp có thể dương (+) hoặc âm (-) dù DN đang ở giai đoạn mới hay giai đoạn DN trưởng thành vì phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, kinh tế ngày càng khó dự đoán, chu kỳ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường (đầu kỳ, đỉnh cao hay suy thoái).

    Earning before Interest, Tax, Depreciation and Amortization (EBITDA): Được hiểu là lợi nhuận trước chi trả các khoản lãi thuộc về nợ (nợ ngân hàng, nợ trái phiếu...), thuế và khấu hao, nói nom na là nhìn vào số này coi tiền từ hoạt động đang có như thế nào để sẵn sàng chi ngoài hoạt động kinh doanh. Vì vậy mà các CEO cần phải nắm vì nó rất là dễ nhớ, dễ tính, dễ sử dụng. Chỉ số này được sử dụng thay thế cho E (earning) để định giá DN khi trong năm tài chính tính toán E<0.
    Còn làm sao để delay các khoản lãi, delay các khoản thuế thì "hãy hỏi chuyên gia"!

    Ngành X ngành gì? Chu kỳ kinh doanh của ngành như thế nào? rủi ro hay đang tăng trưởng, ảnh hưởng tới LS kỳ vọng của nhà đầu tư. Mức độ tăng trưởng của ngành có thể tham chiếu dựa trên TTCK thông qua Chỉ số tăng trưởng bình quân của các DN trong ngành, mức tăng trưởng bình quân của các DN thuộc ngành tương tự trên một số thị trường Châu Á, Đông Nam Á. Dựa trên các chỉ số chung đó DN có thể điều chỉnh mức tăng trưởng hợp lý cho DN mình.

    Team&Founder: Đây là yếu tố quan trọng bên cạnh chu kỳ của ngành, trong điều kiện ngành đang có sự tăng trưởng tốt thì Team&Founder giỏi sẽ làm suất sinh lợi kỳ vọng tăng lên và ngược lại (thầy Chánh và Thầy Quỳnh đều cho rằng đây là yếu tố rất quan trọng của Start-up).

    Hiểu nhà đầu tư: Tỉnh táo, cố gắng nhìn mọi ngách của vấn đề (Pháp lý, tài chính…), biết người ta mua mình vì cái gì, hiện tại, tương lai…
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng