Điều kiện và thủ tục thành lập công ty cổ phần Tại Hà Nội

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Bravolaw, 10/6/21.

  1. Bravolaw

    Bravolaw Thành viên

    Ngày càng có nhiều công ty cổ phần được mọc lên do các ưu điểm của loại hình kinh doanh này. Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty; Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần; Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần; Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.

    Những thủ tục thành lập công ty cổ phần cần có
    1. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
    Căn cứ vào Điều 20 Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký công ty cổ phần, bao gồm:

    – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    – Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ tất cả các chữ ký của những cổ đông sáng lập hoặc những người được đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty.

    – Danh sách các thành viên công ty cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách cổ đông sáng lập phải có:

    + Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp cổ đông sáng lập là cá nhân, ví dụ: chứng minh nhân dân, hộ chiếu

    + Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với cổ đông sáng lập là pháp nhân.

    -Về đăng ký ngành, nghề kinh doanh, cần lưu ý rằng doanh nghiệp chỉ được quyền đăng ký và hoạt động kinh doanh trong những ngành, nghề không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh theo (Quy định tại Điều 7, Luật Doanh nghiệp, Điều 7 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 và từ Điều 7 đến Điều 10 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010)

    Xem thêm dịch vụ thành lập công ty tnhh

    2. Thủ tục thành lập
    – Bước 1: Người đại diện được ủy quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    –Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

    – Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

    Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 của Luật Doanh nghiệp:

    + Tên doanh nghiệp.

    + Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).

    + Ngành, nghề kinh doanh.

    + Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.

    + Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.

    + Thông tin đăng ký thuế.

    + Số lượng lao động.

    + Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần.

    – Bước 4: Sau thời hạn 5 ngày làm việc doanh nghiệp đến nhận kết quả tại phòng đăng ký kinh doanh. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp.

    3. Thời gian làm việc:
    5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng