Diễn Tiến Bệnh Tiểu Đường: Nguy Hiểm Không Thể Bỏ Qua

Thảo luận trong 'Thuốc Biệt Dược' bắt đầu bởi botania, 27/9/18.

  1. botania

    botania Thành viên

    Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) ngày càng trở nên phổ biến đối với người Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu diễn tiến bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa.

    Hầu hết mọi người chỉ biết đến bệnh tiểu đường nói chung mà ít ai biết đến sự khác nhau của 3 loại tiểu đường khác nhau. Bài viết dưới đây của Botania sẽ giúp bạn biết cách phân biệt từng loại bệnh tiểu đường cũng như diễn tiến và biến chứng của chúng.


    Chú Minh chia sẻ về Bonidiabet

    1. Tiểu đường type 1
    Bệnh tiểu đường type 1 (hay tiểu đường vị thành niên) là bệnh lý mạn tính, xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất hormone insulin – hormone có vai trò kiểm soát đường huyết, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao. Bệnh thường gặp ở người trẻ, trước 30 tuổi, thể trạng gầy. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gặp ở người cao tuổi hoặc người béo phì.

    Diễn tiến bệnh tiểu đường type 1

    Hầu hết, các bệnh nhân mắc bệnh sẽ có các biểu hiện điển hình như ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều và sụt cân nhiều. Do không có insulin, lượng glucose sẽ không đến được mô, cơ thể sẽ huy động các nguồn năng lượng dữ trữ (như chất béo) để cung cấp cho hoạt động, cho nên cơ thể sẽ gầy đi trông thấy.
    Lượng đường trong máu cao, làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, các dịch được kéo từ các mô vào máu, làm cơ thể khát nước, buộc bạn phải uống nhiều và đi tiểu nhiều hơn. Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 sẽ sống hầu như suốt đời với căn bệnh này và phải tiêm insulin thường xuyên để kiểm soát bệnh.

    [​IMG]

    Người bệnh tiểu đường type 1 kiểm soát diễn tiến bệnh bằng cách tiêm insulin thường xuyên

    Biến chứng của bệnh tiểu đường type 1

    Tiểu đường type 1 có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Biến chứng cấp tính có thể gặp là nhiễm toan cetone (biến chứng cấp tính nguy hiểm thường gặp ở người bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 1), hạ đường huyết, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây tử vong. Biến chứng mạn tính có thể kể đến như tổn thương mắt (võng mạc), tổn thương thần kinh, tiêu hóa, chức năng tình dục, loét bàn chân, bệnh thận…

    2. Tiểu đường type 2
    Nếu ở bệnh tiểu đường type 1, cơ thể không sản xuất insulin thì bệnh tiểu đường type 2 các tế bào không được đáp ứng đúng với insulin hoặc không sản xuất đủ insulin. Tiểu đường type 2 là bệnh về rối loạn chuyển hóa chất đường (glucose) mạn tính.

    Tiểu đường type 2 chiếm tới khoảng 90% các trường hợp mắc bệnh tiểu đường và liên quan đến tình trạng đề kháng insulin. Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống thiếu lành mạnh: ăn uống không điều độ, ít vận động, áp lực của công việc, căng thẳng thường xuyên…

    Diễn tiến bệnh tiểu đường type 2

    Bệnh tiểu đường type 2 thường âm thầm, ít rõ rệt hơn so với tiểu đường type 1. Bệnh thường được ví như “kẻ giết người thầm lặng”, diễn ra từ từ và khó phát hiện. Nhiều trường hợp diễn ra trong nhiều năm, chỉ được phát hiện do tình cờ. Biểu hiện tiêu biểu của tiểu đường type 2 thường là:
    – Khát nước nhiều
    – Cảm thấy đói nhiều
    – Khô miệng
    – Cảm giác luôn mệt mỏi
    – Nhìn mờ
    – Tê bì, châm chích hoặc ngứa ran ở tay, chân
    – Thường xuyên bị nhiễm trùng ở da, đường tiết niệu hoặc âm đạo
    – Các vết thương khó lành, lâu khỏi.

    Biểu hiện điển hình trong diễn tiến bệnh tiểu đường type 2 là ăn nhiều, uống nhiều

    Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2

    Đường (glucose) trong máu tăng cao kéo dài làm tổn hại tới các mạch máu và dây thần kinh, dẫn tới nhiều biến chứng mạn tính như mù lòa, suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não. Bên cạnh các biến chứng mạn tính, bạn cũng có thể gặp phải biến chứng cấp tính, đó là hôn mê hoặc hạ đường huyết quá mức cho phép.

    3. Tiểu đường type 3 (hay tiểu đường thai kỳ)
    Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường mà chỉ xảy ra trong thời gian mang thai. Nguyên nhân của tiểu đường giai đoạn này được giải thích là do thay đổi nội tiết khi mang thai, làm tăng glucose trong máu, nhất là sau ăn.

    Không giống như bệnh tiểu đường type 1 và type 2, bệnh tiểu đường lúc mang thai sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra. Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh sẽ diễn tiến thành bệnh tiểu đường kể cả đã sinh em bé. Phụ nữ lớn tuổi mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.

    Phụ nữ mang thai mắc bệnh cần được theo dõi sức khỏe suốt quá trình mang thai và sinh đẻ để bảo vệ bản thân và con tốt hơn. Khi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường, con sinh ra sẽ có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Con của các bà mẹ bị tiểu đường thường không bị bệnh tiểu đường. Thông thường, khi được cho ăn thì lượng đường huyết sẽ tự cân đối và bé không bị ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, trong 4-6 tiếng sau khi sinh bé dễ bị chứng giảm đường huyết. Do đó, bé cần phải thường xuyên được xét nghiệm cho đến khi lượng đường huyết được ổn định và tiếp tục đều đặn trong suốt 24 tiếng đầu tiên.

    Mẹ bầu cần kiểm soát diễn tiến bệnh tiểu đường để bảo vệ sức khỏe con và chính mình

    4. Cách phòng và kiểm soát diễn tiến bệnh tiểu đường
    Theo các chuyên gia, có 3 yếu tố giúp kiểm soát diễn tiến bệnh tiểu đường, đó là tuân thủ quá trình điều trị, tập thể dục thường xuyên và áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó, ăn uống dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất.

    Bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, lựa chọn thực phẩm phù hợp có chỉ số đường thấp, tốt cho sức khỏe. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

    Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao và được xem là “đại dịch” của thế kỷ 21. Tuy nhiên, lối sống lành mạnh, kiểm soát cân nặng và tập luyện thể thao sẽ giúp bạn giảm tới 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

    >> Botania mang tới giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường bằng Bonidiabet
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng