ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VỀ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Tiennguyen1608, 18/5/18.

  1. Tiennguyen1608

    Tiennguyen1608 Thành viên mới

    1. Đặt vấn đề

    Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2017, có nhiều nội dung đổi mới. Nhìn một cách tổng thể, nội dung phần hiệu lực giao dịch dân sự đã tiếp cận tốt hơn với thông lệ quốc tế và cơ bản giải quyết được những vướng mắc về giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự là một trong những vấn đề căn bản của quan hệ dân sự, là phương tiện pháp lý quan trọng trong giao lưu dân sự, trong việc chuyển dịch tài sản và cung ứng dịch vụ. Giao dịch dân sự cũng là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong quá trình phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Nói cách khác, giao dịch dân sự là hành vi được thực hiện nhằm thu được một kết quả nhất định và pháp luật xác lập điều kiện cho kết quả đó trở thành hiện thực.

    2. Về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

    Bộ luật Oa sinh tơn (sửa đổi) đã đưa ra quan niệm rất rộng về người: Quan niệm “người” có thể được xác định bao gồm cả Hoa Kỳ, hoặc bất kỳ bang hoặc lãnh thổ nào, hoặc bất kỳ công ty công hay tư nào hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, cũng như bao gồm cả cá nhân”.

    Từ điển Luật học Black’s (lần xuất bản thứ 6) quan niệm khá rộng về người: Theo nghĩa chung, từ người (human being – nghĩa là tự nhiên nhân) có thể đề cập tới tổ chức lao động, hợp danh, hiệp hội, công ty, đại diện pháp lý, tín thác, tín thác trong phá sản, hoặc người thụ hưởng tài sản”.

    Từ điển Luật học Black’s (lần xuất bản thứ 7) quan niệm người bao gồm tự nhiên nhân, pháp nhân và cơ thể sống của con người: Người: bao gồm thực thể người, thực thể được luật thừa nhận có quyền và nghĩa vụ của con người, và cơ thể sống của con người.

    Từ điển Luật học Oran’s 1999 cũng quan niệm rất rộng: Thực thể người (tự nhiên nhân), công ty (con người nhân tạo), bất kỳ thực thể nào khác có quyền khởi kiện với tư cách là pháp nhân (chính phủ, hiệp hội, nhóm tín thác…)

    Từ điển Luật học Duhaime’s cũng đi theo hướng tương tự khi quan niệm người gồm cả tổ chức và cá nhân: Một thực thể có quyền pháp lý và sự tồn tại bao gồm khả năng khởi kiện và bị kiện, có quyền ký hợp đồng, nhận quà tặng, tự mình hiện diện ở Tòa hoặc với sự đại diện của luật sư, và nói chung, các quyền năng khác gắn với sự biểu hiện đầy đủ của thực thể trong luật. Cá nhân là những người trong luật trừ trường hợp họ là người chưa thành niên hoặc thuộc về một số dạng phi năng lực khác chẳng hạn khi Tòa án chỉ ra việc mất năng lực do mắc bệnh tâm thần.

    Việc thay thuật ngữ “người” bằng thuật ngữ “chủ thể” đã làm tăng tính bao quát của Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với việc điều chỉnh các chủ thể tham gia, khắc phục được cách hiểu không thống nhất về thuật ngữ “người” trong Bộ luật Dân sự năm 2005, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng trước đây.

    2.2. Về năng lực hành vi dân sự

    Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực bao gồm: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    Như vậy, so với quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 117) đã bổ sung nội dung “năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Việc bổ sung quy định này là phù hợp với thực tiễn, xuất phát từ bản chất khác nhau của các loại hình giao dịch dân sự khác nhau, dẫn tới những yêu cầu khác nhau về năng lực hành vi dân sự của chủ thể.

    2.3. Về sử dụng thuật ngữ “Luật” thay cho thuật ngữ “Pháp luật”

    Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có bước tiến mới khi thay thế thuật ngữ “Pháp luật” bằng thuật ngữ “Luật” đối với nhiều quy định về giao dịch dân sự. Ví dụ, khi đề cập đến các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 117), Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”, khác với quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 122) là “mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định rõ: “2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”, khác với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 122) là: “hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”. Hay nếu đối chiếu quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015), giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong khi đó Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 134) quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.

    Phán quyết nêu trên cho thấy, trong thực tiễn xét xử của Tòa án các quốc gia trên thế giới, có những trường hợp mặc dù giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật, cụ thể là trong ví dụ nêu trên việc trái pháp luật theo quy chế nhập khẩu không nhất thiết làm cho hợp đồng vô hiệu do các Tòa án này cho rằng tính trái pháp luật có thể có nhiều mức độ khác nhau có thể khác nhau, và không phải ở mọi mức độ thì giao dịch dân sự đều bị coi là vô hiệu.

    3. Về hậu quả của giao dịch dân sự

    3.1. Về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

    Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện tại Điều 142. Điểm này đã làm rõ hơn quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 ở một số phương diện về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện, cụ thể là:

    - Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

    - Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

    3.2. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

    Bộ luật Dân sự năm 2015 đã làm rõ hơn về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. Ví dụ, người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

    4. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

    Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 132) đã có những thay đổi đáng kể đối với việc xác định mốc thời gian để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, đặc biệt là quy định ởKhoản 2:

    Thứ nhất, quy định cụ thể mốc thời điểm để xác định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:

    - Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; bị nhầm lẫn; người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; không tuân thủ quy định về hình thức là 02 năm, kể từ ngày:

    + Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch.

    + Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối.

    + Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép.

    + Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch.

    + Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

    Thứ hai, giao dịch dân sự có hiệu lực nếu hết thời gian quy định mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:

    - Hết thời hiệu quy định trên mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực (khoản 2).

    Quy định của khoản 2 nhìn chung đã đảm bảo được một quan điểm bao trùm đối với luật dân sự đó là: một quan hệ dân sự đã tồn tại liên tục và phát huy tác dụng tích cực đối với xã hội trong một thời gian dài, thì quan hệ dân sự này phải được coi là quan hệ hợp pháp, ngay cả trong trường hợp quan hệ đó đã được xác lập không đúng pháp luật.

    5. Về điều kiện hiệu lực của điều kiện giao dịch chung

    Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung quy định về điều kiện giao dịch chung (Điều 406), theo đó xác định một số trường hợp không có hiệu lực của điều kiện giao dịch chung: “Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên. Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

    6. Về giao dịch dân sự không thể thực hiện được:

    Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa có một quy định mang tính bao quát gắn với giao dịch dân sự không thể thực hiện được, mặc dù đã đề đề cập tới một số trường hợp gắn với giao dịch dân sự không thể thực hiện được, ví dụ quy định tại Điều 425 về hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện...

    Một ví dụ về giao dịch dân sự không thể thực hiện được là tình huống dưới đây:

    Công ty A xuất khẩu một lô hàng thuỷ sản sang Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên lô hàng này bị trả về vì vượt quá hàm lượng kháng sinh cho phép theo tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu (vào thời điểm giao kết hợp đồng Liên minh Châu Âu thiết lập tiêu chuẩn loại 2, nhưng sau đó nâng lên thành tiêu chuẩn loại 1). Công ty này sau đó đã xuất lô hàng đó sang một nước chậm phát triển B ở Châu Phi có tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thấp hơn”.

    Giao dịch dân sự không thể thực hiện được (unenforceable) là giao dịch dân sự có hiệu lực, nhưng không thể thi hành bởi cơ quan có thẩm quyền (ví dụ, Tòa án). Giao dịch dân sự không thể thực hiện được thông thường khác với giao dịch dân sự vô hiệu (void) hoặc giao dịch dân sự có thể vô hiệu (voidable). Giao dịch dân sự không thể thực hiện được cũng có phạm vi rộng hơn nếu so sánh với việc hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện.

    Kết luận

    Giao dịch dân sự là một trong những vấn đề phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực dân sự bởi đây là phương tiện hữu hiệu để thỏa mãn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Do đó, làm rõ những vấn đề liên quan đến hiệu lực của giao dịch dân sự luôn là nội dung then chốt của giao dịch dân sự, góp phần đảm bảo hiệu quả thực thi của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng