Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ gì?

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 24/10/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Công ty cổ phần là loại doanh nghiệp thường có nhiều thành viên, và đây cũng chính là ưu thế của công ty cổ phần. Tuy nhiên, có nhiều thành viên cũng có một số điểm bất lợi, có thể nói là khó khăn, nhất là trong tổ chức, quản lý. Với mục đích bảo đảm cho công ty cổ phần hoạt động ổn định, phát huy được những ưu thế trong huy động vốn, bảo hộ lợi ích chính đáng của tất cả các cổ đông, Luật Doanh nghiệp quy định cho công ty cổ phần một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, (Tổng) Giám đốc. Nếu công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì phải có Ban kiểm soát.

    Đại hội đồng cổ đông

    Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết). Neu Điều lệ công ty không quy định khác thì tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có quyền ủy quyền tối đa ba người tham dự họp Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông có thể tham dự Đại hội đồng cổ đông theo một trong các hình thức sau đây:

    a) Trực tiếp tham dự họp Đại hội đồng cổ đông;

    b) Gửi phiếu biểu quyết bằng thư đảm bảo đến Hội đồng quản trị chậm nhất 01 ngày trước khi khai mạc cuộc họp. Trong trường hợp này, trưởng ban kiểm phiếu của Đại hội đồng cổ đông có quyền mở phiếu biểu quyết của cổ đông đó;

    c) Ủy quyền cho người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp cổ đông là tổ chức không có người đại diện theo ủy quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 96 của Luật Doanh nghiệp thì ủy quyền người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.

    Trường hợp cổ đông dự họp là người có liên quan không có quyền biểu quyết, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về vấn đề đó được thông qua khi có ít nhất 65% hoặc 75% tổng số phiếu được quyền biểu quyết tương ứng theo quy định tại các Điểm a và b Khoản 3 Điều 104 của Luật Doanh nghiệp.

    Đại hội đồng cổ đông bao gồm Đại hội đồng thường niên và Đại hội đồng bất thường. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần.

    Tham khảo dịch vụ thành lập công ty nước ngoài trọn gói.

    Theo quy định tại Điều 96 khoản 2 Luật Doanh nghiệp, Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây: thông qua định hướng phát triển của công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giả trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lẹ công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm; quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; quyết định tổ chức lại, giải thể công ty và các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

    Hoạt động của Đại hội đồng cổ đông: Khi công ty đã hoạt động, Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần theo quyết định của Hội đồng quản trị. Đại hội đồng cổ đông bao gồm Đại hội đồng cổ đông thường niên và Đại hội đồng cổ đông bất thường.

    Đại hội đồng cổ đông thường niên được Hội đồng quản trị triệu tập trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

    Theo quy định tại Điều 97, Khoản 2 Luật Doanh nghiệp, Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

    - Báo cáo tài chính hàng năm;

    - Báo cáo của Hội đồng quản trị đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh ở công ty;

    - Báo cáo của Ban kiểm soát về quản lý công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

    - Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;

    - Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

    Đại hội đồng cổ đông bất thường có thể được triệu tập bởi Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo Khoản 2 Điều 79 Luật Doanh nghiệp

    Hội đồng quản trị quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường trong các trường hợp sau:

    - Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;

    - Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;

    - Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật này;

    - Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

    - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

    Đại hội đồng cổ đông bất thường được Ban kiểm soát triệu tập khi Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý hoặc Hội đồng quản trị ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao và các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

    Đại hội đồng cổ đông quyết định tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trong các kỳ họp bằng cách biểu quyết.

    Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông: Người có thẩm quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp luật bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, nhóm cổ đông lớn (trong những trường hợp nhất định). Người có thẩm quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông lập danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải được lập khi có quyết định triệu tập và phải lập xong chậm nhất ba mươi ngày trước ngày khai mạc Đại hội đồng cổ đông. Điều lệ công ty có thể quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Đồng thời người triệu tập phải lập chương trình, nội dung và tài liệu cho cuộc họp, dự thảo nghị quyết đối với tùng vấn đề trong chương trình họp, xác định thời gian và địa điểm họp, gửi giấy mời họp đen tùng cổ đông có quyền dự họp chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc. Kèm theo giấy mời họp phải có chương trình họp, các tài liệu thảo luận làm cơ sở để Đại hội đồng cổ đông thảo luận, thông qua quyết định.

    Trước ngày khai mạc cuộc họp, công ty phải tổ chức đăng ký việc dự họp Đại hội đồng cổ đông cho đến khi báo đảm việc đăng ký đầy đủ các cổ đông có quyền dự họp. Người đăng ký dự họp sẽ được cấp thẻ biểu quyết tương ứng với số vấn đề cần biểu quyết trong chương trình họp.

    Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông: Tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết đều có quyền dự Đại hội đồng cổ đông, cố đông là tổ chức của một hoặc một số người đại diện thực hiện các quyền cổ đông của mình trong đại hội. Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có quyền uỷ quyền tối đa ba người tham dự họp Đại hội đồng cổ đông và phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện. Việc cừ, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo bằng văn bản đến công ty trong thời hạn sớm nhất. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành họp khi có đủ số lượng cổ đông theo quy định của pháp luật, cổ đông có quyền trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp uỷ quyền, thì người được uỷ quyền phải xuất trình giấy uỷ quyền và cổ phiếu cho chủ tọa biết trước khi khai mạc.

    Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành lần đầu khi có số cổ đông đại diện cho ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Điều lệ công ty có thể quy định một tỷ lệ khác cao hơn để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông lần đầu. Trong trường hợp này, tỷ lệ cao hơn do Điều lệ công ty quy định được áp dụng dế xác định tính hợp lệ của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiên hành theo quy định của pháp luật thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết. Điều lệ công ty có thể quy định một tỷ lệ khác cao hơn. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai vẫn không đủ điều kiện tiến hành do thiếu số lượng cổ đông thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ hai dự định khai mạc. Trong trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp (Điều 102 Luật Doanh nghiệp).

    Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông: Có hai hình thức thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông: biểu quyết tại cuộc họp và lấy ý kiến bằng văn bản. Trường hợp Đại hội đồng cổ đông không quy định thì hình thức biểu quyết tại cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được áp dụng để quyết định về: sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; thông qua định hướng phát triển công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; thông qua báo cáo tài chính hàng năm; tổ chức lại, giải thể công ty. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề trên là hợp lệ nếu được ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Điều lệ công ty có thể quy định một tỷ lệ tối thiểu khác cao hơn 65% để thông qua những quyết định quan trọng này. Nếu vậy, tỷ lệ tối thiểu phải có để áp dụng là tỉ lệ do Điều lệ công ty quy định. Tuy nhiên, đối với một số vấn đề quan trọng như: sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty (nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác); tổ chức lại, giải thể công ty, Luật Doanh nghiệp quy định phải được số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận (Điều 104/3 Luật Doanh nghiệp).

    Ngoài những vấn đề đặc biệt trên, quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được số cổ đông đại diện ít nhất trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận mới hợp lệ. Điều lệ công ty cũng có thể quy định một tỉ lệ khác cao hơn.

    Trường họp công ty lựa chọn việc thông qua quyết định bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn.


    Phương thức bầu dồn phiếu: Theo quy định tại Điều 104 Khoản 3 điểm c của Luật Doanh nghiệp, “mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên”. Bầu dồn phiếu được áp dụng đối với việc bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của tất cả các loại công ty cổ phần. Theo đó, trước và trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông có quyền cùng nhau lập nhóm để đề cử và dồn phiếu bầu cho người do họ đề cử. số lượng ứng cử viên mà mỗi nhóm có quyền đề cử phụ thuộc vào số lượng ứng cử viên do Đại hội quyết định và tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi nhóm. Chẳng hạn, theo quy định tại Khoản 2a, Điều 79 Luật Doanh nghiệp, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ. phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Theo quy định chi tiết tại Điều 29, Nghị định 102/2010/NĐ-CP, Điều lệ công ty cổ phần hoặc Đại hội đồng cổ đông sẽ xác định cụ thể số lượng ứng cử viên mà các nhóm có quyền đề cử. Trường hợp không có quy định thì số lượng mà các nhóm có quyền đề cử thực hiện như sau:

    - Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên;

    - Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 20% đến dưới 30% tổng sổ cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa hai ứng cử viên;

    - Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 30% đến dưới 40% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa ba ứng cử viên;

    - Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 40% đến dưới 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bốn ứng cử viên;

    - Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 50% đến dưới 60% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa năm ứng cử viên;

    - Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 60% đến dưới 70% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa sáu ứng cử viên;

    - Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 70% đến dưới 80% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bảy ứng cử viên;

    - Cổ. đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 80% đến dưới 90% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa tám ứng cử viên.

    Trường hợp số lượng ứng cử viên được cổ đông, nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát hoặc các cổ đông khác đề cử. (Điều 29, Nghị định 102/2010/NĐ-CP)

    Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Ban kiểm soát được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ hai ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty. Những quy định về việc thành lập công ty mới, các quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông được quy định rõ trong Luật Doanh Nghiệp 2020.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng