Trong tình hình hội nhập kinh tế, Việt Nam là một trong số các quốc gia tích cực nhất trong việc tham gia và đàm phán các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương. Lợi ích của việc ký kết và gia nhập các hiệp định thương mại tự do này là nền kinh tế ngày càng được mở cửa, loại bỏ các rào cản cho các doanh nghiệp, thương nhân và đặc biệt là cơ hội để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam đã không còn trờ nên xa lạ và khó khăn đối với các doanh nghiệp nước ngoài có ý định muốn đầu tư vào Việt Nam. Vì lẽ đó, pháp luật điều chỉnh hoạt động thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam sẽ bao gồm các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và pháp luật quốc gia của Việt Nam. Cơ sở pháp lý về việc thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Biểu cam kết WTO, các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương giữ Việt Nam và các quốc gia khác; Luật Đầu tư 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Doanh nghiệp 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành; Các văn bản luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Xác định các điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam Xác định quốc tịch của nhà đầu tư, xem nhà đầu tư có phải là công dân đến từ các quốc gia mà Việt Nam có ký kết các điều ước quốc tế, việc này sẽ đem lại các ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư đó; Xác định ngành nghề lĩnh vực đầu tư mà nhà đầu tư định tiến hành thành lập công ty TNHH, và tuỳ vào ngành nghề mà nhà đầu tư mới có thể thành lập doanh nghiệp hoặc phải liên doanh với đối tác Việt Nam. Ví dụ, như dịch vụ quảng cáo, các nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh thì mới được cung ứng dịch vụ vào Việt Nam. Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc xin chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ Hồ sơ nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị để tiến hành thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Nhà đầu tư có nhu cầu thực hiện dự án đầu tư chuẩn bị các thành phần hồ sơ, tài liệu chung không phân biệt thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư. Thành phần hồ sơ chung bao gồm: STT Tên tài liệu Số lượng Công chứng tại nước ngoài Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự Thực hiện tại Việt Nam 1. Giấy chứng nhận thành lập/ Giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư là tổ chức Hộ chiếu/ Chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân 02 Có Có Dịch sang tiếng Việt, Công chứng 2. Báo cáo tài chính kiểm toán 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; hoặc Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam. 01 Có Không Dịch sang tiếng Việt, Công chứng 3. Hộ chiếu/ Chứng minh nhân dân công chứng người đại diện theo pháp luật công ty tại Việt Nam 02 Có Có Dịch sang tiếng Việt, Công chứng 4. Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê tại Việt Nam (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương) 01 Công chứng 5. Trường hợp là nhà đầu tư pháp nhân cần cung cấp thêm: – Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư. 01 Có Có Dịch sang tiếng Việt, Công chứng Ngoài ra còn các hồ sơ giấy tờ sau: Đơn đề nghị đăng kí doanh nghiệp; Điều lệ doanh nghiệp; Danh sách thành viên công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên; Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của thành viên công ty TNHH; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với thành viên là tổ chức, kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của người Đại diện theo uỷ quyền của tổ chức; Quyết đinhh góp vốn của các thành viên là tổ chức; Các tài liệu khác trong trường hợp đặc biệt;