Chủ tịch UBND cưỡng chế phá dỡ nhà ở sai phạm có phải bồi thường không?

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi MissLaw, 3/1/23.

  1. MissLaw

    MissLaw Thành viên mới

    Chủ tịch UBND cưỡng chế phá dỡ nhà ở sai phạm có phải bồi thường không là câu hỏi mà nhiều người gặp phải. Hiện nay, pháp luật quy định các trường hợp bắt buộc phải phá dỡ nhà ở và sẽ bị cưỡng chế phá dỡ nếu người dân không chấp hành. Tuy vậy, việc cưỡng chế phải đúng luật và nếu chủ tịch UBND ra quyết định cưỡng chế sai quy định sẽ bị khiếu nạibồi thường cho người dân. Luật Long Phan sẽ cung cấp thêm thông tin qua bài viết sau.

    Quy định về phá dỡ nhà ở
    Những trường hợp phải phá dỡ nhà ở
    Theo Điều 92 Luật Nhà ở 2014 quy định những trường hợp phải phá dỡ nhà ở như sau:

    • Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.
    • Nhà ở thuộc trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật Nhà ở 2014.
    • Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    • Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
    • Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
    Thẩm quyền ban hành quyết định phá dỡ nhà ở
    • Trách nhiệm phá dỡ nhà ở thuộc về chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở. Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.
    • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.
    (Căn cứ vào Điều 93 Luật nhà ở 2014)

    Trường hợp cưỡng chế phá dỡ nhà ở
    Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định mà chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình hoặc người đang quản lý, sử dụng không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.

    Thẩm quyền ban hành cưỡng chế:

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế:

    • Trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    • Phá dỡ nhà ở riêng lẻ do bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai;
    • Phá dỡ nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
    • Phá dỡ nhà ở riêng lẻ thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư.

    Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.

    (Căn cứ Điều 95 Luật Nhà ở năm 2014)

    Người dân cần làm gì khi bị cưỡng chế phá dỡ nhà ở trái luật

    Khiếu nại quyết định, hành vi cưỡng chế
    • Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người hoặc cơ quan đã ra quyết định hành chính. Trong trường hợp, người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
    • Hình thức khiếu nại được quy định tại Điều 8 Luật Khiếu nại 2011.
    Khởi kiện quyết định, hành vi cưỡng chế
    Điều 115 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định quyền khởi kiện vụ án

    • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó
    • Đơn khiếu nại đã được gửi đến người có thẩm quyền để giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết
    • Đơn khiếu nại đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
    Hồ sơ khởi kiện cần

    • Đơn khởi kiện phải có đủ điều kiện được quy định tại Điều 118 Luật Tố tụng Hành chính 2015;
    • Bản chính quyết định hành chính hoặc chứng cứ chứng minh về hành vi hành chính bịkhiếu kiện và tất cả các quyết định có liên quan;
    • Bản chính quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có);
    • Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân;
    • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện.
    Thẩm quyền: Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Điều 31 Luật Tố tụng Hành chính 2015)
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng