Thói quen bật đèn ngủ trong đêm - Hại hơn lợi

Thảo luận trong 'Bệnh học' bắt đầu bởi quoccuonggtvt, 14/11/17.

  1. quoccuonggtvt

    quoccuonggtvt Thành viên

    Người ta nói rằng, miễn là chúng ta ngủ đủ số tiếng thì sẽ có sức khỏe tốt. Nhưng thực ra, chỉ một thói quen nhỏ như để đèn khi ngủ cũng sẽ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon, thậm chí các vấn đề như tăng cân, bệnh ung thư.

    Theo Dailymail, Tiến sĩ Richard Stevens, chuyên gia nghiên cứu về ung thư vú kiêm giảng viên ĐH Connecticut cho rằng, nên “đánh giá cao” bóng tối, thậm chí nên sử dụng các loại bóng đèn công suất thấp vào buổi tối để giúp bộ não và cơ thể luôn sẵn sàng đi vào giấc ngủ.


    [​IMG]
    Tác hại từ việc để đèn khi ngủ (nguồn: internet).

    Tiến sĩ Stevens nhận định, con người đánh giá đúng về giấc ngủ, nhưng lại chưa thực sự coi trọng tầm quan trọng của bóng tối với giấc ngủ. Bên cạnh đó, đồng hồ sinh học trong cơ thể người đã tiến hóa theo thời gian nhằm thích ứng với ánh sáng mặt trời.

    1.Làm giảm chất lượng giấc ngủ
    Trong thực tế, ánh sáng nhân tạo từ đèn là một loại áp lực, nếu thường xuyên ngủ trong khi bật đèn như vậy sẽ làm cho trẻ rối loạn cảm xúc và tâm lý không ổn định. Thời gian ngủ bị ngắn đi, sẽ dẫn đến ngủ không đủ sâu.

    2.Ảnh hưởng đến tầm nhìn
    Bật đèn ngủ sẽ làm tăng nguy cơ cận thị lên gấp đôi! Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến hệ thống của lưới mắt trẻ, có thể dễ dàng dẫn đến thiệt hại cho võng mạc, bất lợi đến phát triển thị giác của trẻ.

    Theo nghiên cứu trên 479 trẻ bị cận thị có độ tuổi từ 2-16 tuổi, nếu so sánh những trẻ 2 tuổi phải ngủ dưới ánh sáng so với trẻ cùng độ tuổi ngủ trong bóng tối, tỷ lệ mắc cận thị sẽ cao hơn 4 lần so với bình thường! Ánh sáng càng mạnh, xác suất càng cao.

    3.Các bé sẽ khó phát triển chiều cao
    Bật đèn khi ngủ, không chỉ khiến cho giấc ngủ của trẻ không được ngon giấc, mà trẻ em trong quá trình ngủ sẽ tiết hooc-môn tăng trưởng, nếu để đèn sáng, mức độ hooc-môn tăng trưởng sẽ bị giảm xuống. Do đó làm chậm lại tốc độ phát triển của trẻ.

    4.Độ sáng của phòng ngủ ảnh hưởng đến mỡ máu và cấp độ béo phì
    Làm thế nào để dễ ngủ ?Một nhà nghiên cứu Nhật Bản đã làm thí nghiệm với 528 người. Một nhóm ở trong phòng ngủ nơi ánh sáng mờ, ít hơn 3 lux (đơn vị ánh sáng) và một nhóm có phòng ngủ là hơn 3 lux chiếu sáng. Kết quả sau một khoảng thời gian, trọng lượng của những người thuộc nhóm ánh sáng cao nặng hơn 4.4 pound (khoảng 2 kg) so với bình thường, vòng bụng lớn ra hơn 2 cm.Bài viết tên Tạp chí Epidemiology của Mỹ được xuất bản vào năm 2014 cho thấy, trong 100.000 phụ nữ thường hay phải tiếp xúc lâu dài trong ánh sáng vào ban đêm, có tới 14% số người thừa cân, 25% béo phì, 16% chu vi vòng eo lớn hơn 35 inches (khoảng 88 cm).

    5.Để đèn khi ngủ thời gian dài sẽ làm tăng tỷ lệ chất béo “xấu”
    Dưới đây là kết quả thu được từ thí nghiệm trên chuột.

    Với thời gian bị “phơi sáng” mỗi ngày kéo dài, thể trọng của chuột tăng lên, tổng khối lượng chất béo tăng 57%.

    “Phơi sáng” quá lâu sẽ ức chế sự hình thành chất béo nâu ở chuột, tăng sự hình thành chất béo trắng. Chất béo nâu thuộc về chất béo “tốt”, khởi tác dụng sinh nhiệt, duy trì nhiệt độ cơ thể. Chất béo trắng thuộc về chất béo “xấu” khiến tăng cân, dẫn đến béo phì, gây viêm và làm tăng nguy cơ bệnh tim.

    6.Phòng ngủ quá sáng khiến cho mọi người ăn nhiều hơn
    Cách chữa mất ngủ nhanh nhất là đèn ngủ quá sáng cũng gây trở ngại cho sự bài tiết của 2 loại kích thích tố: một loại là “hooc-môn gây no” dễ dàng làm cho người ta có được một cảm giác no, không ăn quá nhiều. Còn một loại khác là “hooc-môn đói”, kích thích cảm giác thèm ăn của người.

    Một nghiên cứu trong Tạp chí Y học PLoS được xuất bản vào năm 2004 cho thấy rằng thiếu ngủ có thể dẫn đến một sự suy giảm “hooc-môn no” của cơ thể, tăng “hooc-môn đói”. Do đó khiến người ta ăn nhiều hơn và tăng cân.

    Nguồn : Tổng hợp.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng