Tùy vào mục tiêu cá nhân, hiện nay rất nhiều người lựa chọn chinh phục chứng chỉ IELTS. Với người mới bắt đầu thì càng gặp nhiều khó khăn. Bài viết này, Patado sẽ chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS cho người xuất phát từ con số 0. Bạn đọc hãy cùng tham khảo nhé! Bài test IELTS – Tất tần tật thông tin từ A đến Z Tổng hợp nguồn thi thử IELTS miễn phí tốt nhất 1. Những sai lầm thường gặp ở người mới bắt đầu luyện thi IELTS Học trong vô định: Ví dụ cụ thể trong trường hợp này đó là bạn mua sách để về học tiếng anh nhưng không biết bắt đầu từ quyển nào. Bạn mua vài đĩa nghe tiếng anh nhưng chẳng biết nó giải quyết được vấn đề gì…Việc học này là kết quả của việc không xây dựng lộ trình học tập khoa học. Đặt mục tiêu cao dẫn đến xây dựng sai lộ trình: Nhiều bạn nóng vội và ép bản thân phải vượt ngưỡng điểm cao so với sức mình dẫn đến quá trình xây dựng kế hoạch bung bét bởi có học cũng chẳng thể đạt được Suy nghĩ làm hết đề thi Ielts là sẽ đạt: Quan điểm hoàn toàn sai lầm mà nhiều bạn vẫn đâm đầu trong mù quáng. Trên thực tế luyện đề là giai đoạn cuối, sau khi bạn đã ôn được một mảng kiến thức nào đó. Nhằm kiểm tra lại khả năng và năng lực của mình. Làm đề thi Ielts nhưng không sửa lỗi: Bạn bị cuốn vào vòng luẩn quẩn. Làm đề rồi chấm rồi lại làm đề và chấm điểm…Bạn quên mất một điều vô cùng quan trọng. Khi làm sai cần phải xem lại lỗi sai và sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những lần sau. Như vậy kỹ năng mới có thể cải thiện Không tham gia một forum Ielts nào: Một điều không thể ngờ tới đó là khi tham gia các diễn đàn, cộng đồng. Có cùng chung một mục tiêu luyện thi Ielts. Việc này giúp bạn học hỏi được nhiều kiến thức, có môi trường để bạn trao đổi thông tin. Tham gia cộng động ielts quá nhiều: Một số bạn cho rằng tham gia được vào càng nhiều nhóm luyện Ielts càng tốt. Tuy nhiên, tham gia nhiều khiến bạn bị loãng thông tin và chỉ mất nhiều thời gian. 2. Kinh nghiệm luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu hiệu quả Nhiều nơi đưa ra kinh nghiệm luyện thi Ielts là bắt đầu học luôn đồng thời 4 kỹ năng “Nghe – Nói – Đọc – Viết”. Quy trình học 4 kỹ năng “Reading, Speaking, Writing và Listening” là quá sức với các bạn mới bắt đầu. Khi bạn chưa có kiến thức căn bản để có thể tiếp thu được các kiến thức như núi này. Nên chậm lại và chúng ta sẽ bắt đầu từ từ và chậm rãi để không bị căng thẳng. Chúng tôi đề xuất một chương trình luyện thi ielts nên bắt đầu như sau: 2.1 Kinh nghiệm luyện thi tháng đầu tiên Nghe tiếng Anh lại là đầu tiên? Nghe tiếng Anh giúp bạn làm quen với Tiếng Anh. Khi quen với Tiếng Anh rồi bạn đã thành công được một nữa rồi đó. Bạn có thể nghe tiếng Anh tới từ nhiều nguồn như phim có phụ đề, những bản nhạc bạn thích… hoặc các thông tin ở mọi lĩnh vực và mọi chủ đề. Miễn sao bạn thích điều đó và hãy cứ bật lên nghe nghe và nghe thôi. Ban nên đặt mục tiêu nghe cho mình theo mục tiêu bạn đặt ra. Đạt chứng chỉ để tốt nghiệp, đạt IELTS từ 7.0 trở lên để đi du học hay đi du lịch nước ngoài. Tổng thời gian nghe: 160 giờ, 280 giờ và hơn 400 giờ Nghe 2-3 giờ/ ngày. thì nên nghe qua nhạc, phim, audio books, youtube, chương trình TV,… Nghe ngày nào cũng ít nhất 1 giờ Nghe đơn giản và dễ hiểu như: Nghe VOA Special English, BBC 6 minute English…. Nghe nâng cao: bạn có thể dùng TV hay điện thoại để vào các kênh BBC, CNN, Australia Network. Bạn có thể tập nghe tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi. Khi dọn nhà cửa, nấu cơm, rửa bát và ngay cả khi đi vệ sinh hay trước khi ngủ… Đừng nản lòng hay buồn phiền vì không nghe được nhiều hay thậm chí chẳng thể hiểu nổi người nói đang trình bày gì. Do thường xuyên với tiếng Anh sẽ giúp bạn quen với cách phát âm của tiếng Anh, dần dần sẽ thấy dễ nghe hơn. Nghe và chép lại Khi nghe những bài đơn giản, bạn chép lại được đúng nội dung nghe, thật là tuyệt. Bạn đã có kết quả rồi đó, phương pháp thật đơn giản phải không bạn. Như vậy khả năng nghe của bạn đã tiến bộ rồi phải không. Kỹ năng đọc Nên đọc nhiều và sử dụng từ điển là bạn đồng hành, nó sẽ giúp bạn giải nghĩa những từ khó mà bạn gặp phải khi đọc. Ngoài từ điển Anh – Việt, bạn nên sử dụng thêm từ điển Anh – Anh để có thể hiểu chính xác nghĩa, ngữ cảnh sử dụng và học thêm nhiều từ đồng nghĩa của từ đó. Đến một lúc nào đó bạn không nên lạm dụng hay ỷ lại cuốn từ điển. Khi bắt gặp từ khó có trong câu, hãy đọc kỹ lại và vận dụng ngữ cảnh để đoán ra ý nghĩa của từ. Việc này mang tới lợi ích lâu dài hơn cho khả năng tư duy và đọc hiểu của bạn đấy. Kết hợp thêm học phát âm và làm quen với kỹ năng đọc. Bạn cũng có thể đọc thật lớn những từ mà không nên ngại ngùng. Hãy bắt đầu đọc những tài liệu có độ khó phù hợp với trình độ của mình để không bị ngợp và cảm thấy chán nản khi đọc Hãy chọn các tài liệu có độ mức độ phù hợp với khả năng của mình để không bị ngợp và chán nản khi đọc. Sau khi cảm thấy thông thạo rồi bạn có thể nâng cao độ khó của tài liệu đọc một cách từ từ 2.2 Kinh nghiệm luyện thi tháng thứ hai >>>Xem đầy đủ bài viết tại đây