Chán ăn, mất ngủ dấu hiệu suy nhược cơ thể

Thảo luận trong 'Bệnh học' bắt đầu bởi quoccuonggtvt, 28/11/17.

  1. quoccuonggtvt

    quoccuonggtvt Thành viên

    Khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người càng phải đối diện nhiều với áp lực từ công việc, học tập, gia đình... Do đó việc ăn uống trở nên sơ sài, không đầy đủ các chất dinh dưỡng và dễ khiến cơ thể bị suy nhược. Mất ngủ và chán ăn là hai triệu chứng điển hình cho suy nhược cơ thể. Bài viết này sẽ trình bày các bạn đôi nét về suy nhược cơ thể.

    1. Suy nhược cơ thể là gì?
    Suy nhược cơ thể là cảm giác mệt mỏi kéo dài triền miên mà không phải do gắng sức, nghỉ ngơi không làm mệt mỏi mất đi. Tình trạng này xuất hiện cho thấy sức khỏe của bạn đang bị giảm sút nghiêm trọng, vượt quá khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của cơ thể.


    [​IMG]
    Stress là nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy nhược cơ thể (nguồn: internet).

    2. Nguyên nhân bị suy nhược cơ thể:
    Suy nhược cơ thể có thể do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng phổ biến nhất là:

    • Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng: Cơ thể chúng ta cần cung cấp một lượng chất dinh dưỡng nhất định được lấy từ thực phẩm để đảm bảo năng lượng duy trì các hoạt động hằng ngày. Ăn uống không điều độ, thực phẩm không đa dạng, kiêng khem quá nhiều… có thể khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Để bù đắp cho sự thiếu hụt này cơ thể phải sử dụng năng lượng dự trữ từ trước đó, lâu dần, nguồn năng lượng cũng sẽ bị cạn kiệt, đây cũng là lúc tình trạng suy nhược xuất hiện.
    • Làm việc, chơi thể thao quá sức: Cũng tương tự như ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng làm việc (kể cả làm việc về trí óc) và chơi thể thao quá sức sẽ làm tiêu hao quá nhiều năng lượng. Thêm vào đó, nếu ăn uống và nghỉ ngơi không được đảm bảo thì suy nhược cơ thể là điều tất yếu sẽ xảy ra.
    • Yếu tố tâm lý tiêu cực: Yếu tố tâm lý tác động rất nhiều đến sức khỏe. Khi chúng ta chán nản, lo âu, trầm cảm, stress kéo dài… cơ thể sẽ sản sinh ra quá nhiều hoặc quá ít một số loại hormon nhất định (rối loạn hormon) làm thay đổi quá trình trao đổi chất và hệ quả là tình trạng suy nhược cơ thể..
    • Do các bệnh lý mạn tính: Huyết áp thấp, thiếu máu, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy kéo dài, người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh… là những yếu tố làm cơ thể giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, giảm lượng máu tới các cơ quan hoặc làm mất quá nhiều năng lượng, từ đó dẫn tới tình trạng suy nhược.
    • Một số người cho dù ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, không bị căng thẳng về tâm lý và không có các bệnh mắc kèm nhưng vẫn thường xuyên bị suy nhược cơ thể. Những trường hợp này được gọi là suy nhược cơ thể không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học nhận thấy rằng, những trường hợp này rất có thể là do khiếm khuyết di truyền, sự thay đổi gen liên quan chức năng miễn dịch hoặc hệ trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận và hệ thần kinh giao cảm.

    3. Dấu hiệu bị suy nhược cơ thể:
    Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, lo âu, bực tức, sợ hãi dù vì lý do gì đi nữa thì đây là biểu hiện đáng lo ngại. Bởi triệu chứng kéo theo có thể là miệng, lưỡi khô, khát nước, nóng trong lồng ngực, trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, không có giấc ngủ ngon... và cuối cùng là mất ngủ nặng hay hoàn toàn. Đó là những biểu hiện đầu tiên của suy nhược cơ thể. Những triệu chứng này nếu kéo dài cho thấy sức khỏe của bạn đang bị giảm sút nghiêm trọng, cần được nghỉ ngơi và điều trị càng sớm càng tốt.

    Suy nhược cơ thể còn được ví như một "sát thủ" giấu mặt, khiến người bệnh dần sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác. Những cuộc gặp gỡ, giao tiếp... cũng trở thành gánh nặng. Người bệnh có thể suy sụp và rơi vào trạng thái trầm cảm, suy giảm chất lượng cuộc sống.Nếu không được khắc phục, bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, hay quên, khó tập trung tư tưởng, các phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác.

    Từ những dấu hiệu suy giảm sức khỏe kể trên, người bệnh sẽ không thích làm việc. Hoặc nếu phải làm việc thì không hăng hái, mau mệt và năng suất cũng như chất lượng công việc kém... Vì vậy, họ hay gặp thất bại. Và càng thất bại, họ lại càng chán nản, buông xuôi.

    4. Giải pháp khắc phục:
    Lối sống lành mạnh sẽ đẩy lùi nhiều bệnh tật. Do đó, điều quan trọng nhất là cần sinh hoạt điều độ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không tạo áp lực cho bản thân, không nên thức đêm nhiều, cải thiện giấc ngủ, tốt nhất là ngủ sớm, đủ giấc (7 tiếng một đêm) và ngủ sâu.


    [​IMG]
    Lối sống lành mạnh sẽ đẩy lùi nhiều bệnh tật (nguồn: internet).

    Thường xuyên việc tập luyện thể dục, thể thao, thư giãn, thiền định... có tác dụng tốt đến thể chất, tinh thần. Nên ăn uống có chọn lọc những thức ăn phù hợp với sức khỏe; ăn vừa đủ, không ăn quá no; không hoặc hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá và nên đặt ra câu hỏi nên uống gì dễ ngủ? ví dụ như : Linh chi,...


    Những người bị suy nhược cơ thể cần phải điều trị tích cực và triệt để. Thế mạnh của y học cổ truyền là phòng bệnh và bồi bổ cơ thể. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả đối với hội chứng suy nhược. Đông y có nhiều cây thuốc, vị thuốc... bồi bổ sức khỏe cho cơ thể như đỗ trọng, ba kích, câu kỷ tử, sinh địa, thục địa... Một số dược vật quý, có hiệu quả bồi bổ cơ thể mạnh và nhanh như lộc nhung, bào ngư, vi cá...

    Thầy thuốc sau khi thăm khám cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể sẽ chẩn đoán chính xác về cơ quan tạng phủ nào đang bị hư suy để bồi bổ, điều hòa cho phù hợp. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là người bệnh phải thay đổi lối sống, cách tập luyện cho cả thân lẫn tâm để có thể lập lại quân bình và hồi phục sức khỏe cho cơ thể một cách trọn vẹn.

    Nguồn : Tổng hợp.





     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng