Chàm đỏ là bệnh ngoài da phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Căn bệnh này khiến không ít phụ huynh lo lắng về vấn đề sức khỏe của con. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì, cách điều trị ra sao nội dung bài đọc dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn. >>>>>>> Thông tin về công nghệ mới điều trị xóa chàm bớt Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện ra sao Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh (bớt đỏ) có những tổn thương cơ bản giống với bệnh chàm – eczema. Triệu chứng bệnh lý khởi phát là do giãn mạch máu trên da quá mức, các tế bào sinh sắc tố da tập trung quá nhiều ở trẻ sơ sinh. Vết chàm đỏ có kích thước lớn hoặc bé đa dạng phụ thuộc vào số lượng sắc tố tập trung dưới da. Đa phần, vết chàm thường là những chấm đỏ nổi trên da có màu hồng nhạt hoặc đỏ tươi. Chúng sẽ phát triển từ giai đoạn thai kỳ hoặc khi trẻ vừa được sinh ra. Những bớt đỏ này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, thống kê ghi lại có khoảng 0,5% trường hợp trẻ sơ sinh bị chàm ở mặt, má và cổ. Bệnh mới khởi phát sẽ có những nốt đỏ, bề mặt da tương đối phẳng, vùng tổn thương có màu hồng và không kèm theo mụn nước hay sần. Theo thời gian, các tổn thương này sẽ chuyển dần sang màu đỏ sẫm hoặc tím nhạt. Thông thường, các vết chàm sẽ tập trung nhiều ở má, một số trường hợp sẽ bị ở chân tay. Triệu chứng ban đầu lành tính nhưng nếu trẻ tác động cào gãi lên vùng da tổn thương có thể gây chảy máu, viêm loét gây bội nhiễm và để lại sẹo. Trẻ vừa chào đời từ 1 đến 4 tuần đầu rất dễ mắc bệnh chàm đỏ với các biểu hiện như vùng da đỏ kích thước đa dạng. Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy có những vảy trắng nhỏ nằm trên vùng tổn thương. Thường, triệu chứng chàm đỏ ở trẻ sơ sinh khu trú ở chân tóc, sau gáy, trán và lan xuống má. Bé sẽ có cảm giác ngứa ngáy, châm chích khó chịu ở vùng da tổn thương khi tiếp xúc với nước bẩn hoặc mồ hôi. >>>>> thẩm mỹ viện uy tín điều trị chàm bớt công nghệ cao Vết chàm đỏ ở trẻ sơ sinh đa phần lành tính, kích thước phát triển khá chậm. Những vết bớt này sẽ không tăng kích thước khi trẻ bước sang giai đoạn dậy thì. Bệnh lý không gây nguy hiểm đến sức khỏe, không phát sinh biến chứng nên các bậc phụ huynh có thể yên tâm. Trong một số trường hợp đặc biệt, các sắc tố tập trung ở mắt thì bệnh chàm đỏ có thể chuyển sang giai đoạn ác tính gây ra các biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm, viêm nhiễm do cào gãi, chà xát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Nếu trẻ có những vùng mẩn đỏ màu sẫm xuất hiện trên da, cha mẹ nên chủ động đưa con đi khám để tìm cách xử lý kịp thời. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chàm đỏ Chàm đỏ là một dị dạng mạch máu tự phát, không có khả năng lây lan và không có thuốc đặc trị. Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, một số yếu tố có nguy cơ làm bùng phát triệu chứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được các chuyên gia cho biết như sau: Do di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chàm đỏ ở trẻ em. Các chuyên gia nhận thấy rằng, có liên hệ mật thiết giữa những trẻ mắc phải chàm đỏ với những người thân trong gia đình từng mắc bệnh chàm. Do biến đổi gen: Trong một số trường hợp, trẻ xuất hiện chàm đỏ là do đột biến gen trong quá trình mang thai mẹ tiếp xúc với môi trường không an toàn hoặc tác động từ bên ngoài. Tiếp xúc với các tác nhân gây chàm: Da trẻ sơ sinh còn rất non yếu nên khi tiếp xúc với các tác nhân gây ngứa như các loại trang sức, đồng hồ, dây lưng… từ người lớn có thể là nguyên nhân gây chàm, đặc biệt là những bé mẫn cảm. Trẻ bị nhiễm trùng, virus khi mới chào đời: Gây nên tình trạng nhầm lẫn trong quá trình phân chia tế bào, dẫn tới hiện tượng chàm đỏ trên da. Trẻ sơ sinh bị chàm đỏ có nguy hiểm không? Chàm đỏ là bệnh da liễu thường gặp của trẻ sơ sinh nhưng không gây nguy hiểm đến sức khỏe vì vậy các mẹ không cần quá lo lắng. Phụ huynh chỉ cần chủ động điều trị và chăm sóc đúng cách các triệu chứng sẽ được kiểm soát. Tuy nhiên, triệu chứng của chàm đỏ sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ bị mất ngủ. Trường hợp chăm sóc sai cách có thể dẫn đến hiện tượng bội nhiễm. >>>> ĐỌc tiếp thông tin đầy đủ về chàm đỏ bẩm sinh