Cha mẹ ly hôn con có được chọn ở cùng với ông bà?

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Xoanvpccnh165, 16/12/22.

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Thành viên

    Nhiều em nhỏ do bố mẹ đi làm xa, không được quan tâm từ nhỏ nên đã qua ở với ông bà từ lâu. Đây cũng là lý do nhiều trường hợp bố mẹ ly hôn, khi hỏi về mong muốn, nguyện vọng muốn được ở với ai thì các em thường chọn ở cùng với ông bà. Vậy liệu các em nhỏ khi cha mẹ ly hôn có được chọn ở với ông bà hay không? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

    >>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền

    1. Con có được chọn ở với ông bà khi cha mẹ ly hôn?

    Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ: "Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con."

    Theo quy định này, khi vợ chồng ly hôn thì sẽ phát sinh 02 trường hợp sau đây:

    - Vợ chồng thoả thuận được: Con sẽ ở với cha hoặc mẹ theo thoả thuận của hai vợ chồng. Đồng thời, việc thực hiện nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các bên cũng được thực hiện theo thảo thuận này.

    - Vợ chồng không thoả thuận được: Toà án sẽ giải quyết. Trong trường hợp này, Toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để quyết định giao con cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, khi con dưới 36 tháng tuổi thì Toà sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con cũng như chăm sóc, giáo dục con (ví dụ như không có việc làm, không có thu nhập ổn định…)

    Đồng thời, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Toà án sẽ xem xét nguyện vọng của con. Do đó, theo quy định này, có thể thấy, con từ đủ 07 tuổi trở lên sẽ được xem xét nguyện vọng muốn ở với cha hoặc với mẹ.

    >>>> Có thể bạn quan tâm: Các loại giấy tờ cần phải chuẩn bị khi sang tên Sổ đỏ

    Và các điều luật khác của Luật Hôn nhân và Gia đình đều không có đề cập đến việc người cháu có quyền lựa chọn sống với ông bà sau khi cha mẹ ly hôn thay vì ở với cha hoặc ở với mẹ trừ trường hợp ông bà trở thành người giám hộ của cháu khi cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con.

    Trong đó, điều kiện để ông bà trở thành người giám hộ của cháu được nêu tại khoản 2 Điều 52 Bộ luật Dân sự năm 2015:

    "Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
    […]
    2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ;"


    Theo đó, khi cha mẹ bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con và không có anh ruột, chị ruột thì ông bà nội, ngoại sẽ là người giám hộ hoặc cử một trong những người này làm người giám hộ.

    Nói tóm lại: Hiện nay, không có quy định về việc con có được chọn ở với ông bà khi cha mẹ ly hôn không mà người con từ đủ 07 tuổi trở lên chỉ được chọn ở với cha hoặc ở với mẹ khi cha mẹ ly hôn. Ông bà chỉ trở thành người nuôi dưỡng, chăm sóc cho cháu trong trường hợp duy nhất đã nêu ở trên.

    2. Cha mẹ ly hôn, con đã thành niên có phải ở với cha hoặc mẹ?

    Khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

    "Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan."

    >>> Xem thêm: Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản vợ chồng

    [​IMG]

    Theo quy định này, sau khi cha mẹ ly hôn, pháp luật chỉ đặt ra quy định về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, trông nom, giáo dục với:

    - Con chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

    - Con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự/không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.

    Do đó, cũng chỉ có một trường hợp duy nhất con đã thành niên vẫn phải ở với một trong hai người là cha hoặc mẹ đó là bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi bản thân.

    Còn khi con đã thành niên, nếu không sống chung với cha mẹ thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ nếu cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định tại Điều 111 của Luật Hôn nhân và Gia đình.

    Như vậy, trên đây là giải đáp về trường hợp: Con có được chọn ở với ông bà khi cha mẹ ly hôn không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường theo thông tin:
    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ


    Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

    Hotline: 09.24.24.5656


    Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng