CÂY DẠ CẨM CHỮA DỨT ĐIỂM ĐAU DẠ DÀY MÃN TÍNH

Thảo luận trong 'Bệnh học' bắt đầu bởi caythuocrung, 19/1/21.

  1. caythuocrung

    caythuocrung Thành viên mới

    Trong dân gian thường gọi cây dạ cẩm là : Cây loét mồm, Đất lượt. Tên khoa học : Hediotis capitellata Wall. ex G.Don, họ cà phê Rubiaceae.

    CÂY DẠ CẨM CHỮA DỨT ĐIỂM ĐAU DẠ DÀY MÃN TÍNH

    Trong dân gian thường gọi cây dạ cẩm là : Cây loét mồm, Đất lượt. Tên khoa học : Hediotis capitellata Wall. ex G.Don, họ cà phê Rubiaceae. Cây thảo leo bằng thân quấn; cành vuông rồi tròn, phình to ở các đốt, có lông đứng. Lá có phiến hình trái xoan thon, chóp nhọn, đáy hơi tròn; gân phụ 4-5 lông đứng. Lá có phiến hình trái xoan thon, chóp nhọn, đáy hơi tròn, gân phụ 4-5; lá kèm có lông và 3-5 thuỳ hình sợi. Cụm hoa chùy ở ngọn và nách lá, mang tán tròn, mỗi tán mang 6-12 hoa màu trắng hoặc trắng vàng. Quả nang 1,5-2mm, chứa nhiều hạt rất nhỏ. Mùa quả tháng 5-7. Phân bố : Cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi từ Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn Hòa Bình tới Khánh Hoà, Kontum, Lâm Đồng và Đồng Nai. Gặp nhiều trên đất sau nương rẫy bỏ hoang.

    Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng cây dạ cẩm

    Tôi bị đau dạ dày mãn tính 14 năm chữa các loại thuốc không khỏi. Năm 1976 tôi đi khai hoang vùng kinh tế mới tại xã Xuân Quang Huyện Bảo Thắng tỉnh Hoàng Liên Sơn được bà con giới thiệu nên uống nước cây dạ cẩm, loại cây này mọc hoang rất sẵn ở Địa phương nơi tôi sống.

    Băm cây, lá dạ cẩm phơi khô cùng với một ít củ nghệ vàng phơi khô và uống thay nước hàng ngày, tôi uống khoảng 1 tháng thầy khỏi nên dừng lại không uống nữa. Bệnh khỏi được 2 năm thì lại tái phát, lần này tôi uống coi như uống thay nước trong vòng 1 năm từ đó bệnh của tôi khỏi hẳn và không bị tái lại nữa. Đến nay tôi đã 70 tuổi, như vậy tôi đã khỏi bệnh 37 năm rồi. Thật kỳ diệu, tôi xin chia xẻ để mọi người cùng nghiên cứu và chia sẻ.

    Thu hái và sử dụng: Toàn cây bỏ rễ của cây dạ cẩm Hediotis capitellata. Cây mọc hoang ở vùng núi, thu hái quanh năm, thường hái lá và ngọn non, có thể dùng toàn cây bỏ rễ. Hái về rửa sạch phơi hay sấy khô, để nơi khô ráo dùng dần hay nấu cao. Theo quan niệm của y học cổ truyền dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu.

    Chữa đau viêm loét dạ dày: Dạ cẩm có tác dụng làm giảm đau, trung hoà axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại, bệnh nhân có cảm giác khoan khoái nhẹ nhàng.

    Ngoài nấu nước uống cùng nghệ vàng, dạ cẩm nấu thành cao lỏng theo tỉ lệ 1:1, hòa thêm chút mật ong , đóng chai, bảo quản trong tủ lạnh, hoặc nơi cao ráo, thoáng mát để dùng dần.

    Ngoài ra dạ cẩm giúp chữa lở loét niêm mạc miệng, lưỡi, viêm loét họng : Lấy lá và ngọn non của cây dạ cẩm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cho uống hoặc lấy dịch bôi vào vết lở loét. Hoặc lấy khoảng 12 - 25g lá dạ cẩm, sắc lấy nước, uống 2 - 3 lần trong ngày, trước bữa ăn.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng