Như thế nào gọi là phản xạ tiếng Anh? Chính là cách bạn trả lời, ứng xử ngay tức thời, nhanh chóng trong khi giao tiếp bằng tiếng Anh, bật miệng nói ngay mà không cần suy nghĩ hay lo lắng. Tuy nhiên, để giao tiếp tiếng Anh tốt thì phải có phản xạ tốt và cần sự tự tin. Nhưng thật không may vì khá nhiều người lại không tự tin về khả năng tiếng Anh của mình vì sợ sai, và sợ người không hiểu ý mình. Thói quen thứ nhất: Tăng vốn từ vựng và mẫu câu Một trong những yếu tố khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp là vì thiếu vốn từ vựng tiếng Anh và khả năng sử dụng mẫu câu chưa linh hoạt. Có phải bạn rất hay gặp trường hợp: hiểu người khác hỏi mình điều gì nhưng lại không biết phải trả lời như thế nào? Có phải vì không biết từ vựng và không biết ghép câu như thế nào không? “Practice makes perfect” Việc đầu tiên là cần phải tăng vốn từ vựng của mình. Có nhiều cách để người học tăng vốn từ vựng của mình. Ví dụ: học từ vựng theo chủ đề, thông qua sơ đồ Mindmap, hay bằng Flashcard…v.v. Để tăng khả năng sử dụng mẫu câu linh hoạt, người học được hướng dẫn để xây dựng cụm từ đơn giản, rồi đến việc hình thành câu văn ngắn. Từ câu ngắn chuyển thể sang câu văn dài và viết thành đoạn văn để biểu đạt suy nghĩ một cách liền mạch. >>>Bỏ túi từ vựng tiếng Anh về ngày tết siêu thông dụng ngay nào Thói quen thứ hai: Luyện phim/ nghe nhạc và lặp lại lời đối thoại Xem phim và nghe nhạc tiếng Anh, một trong những cách luyện phản xạ giao tiếp hiệu quả nhất. Với những bộ sitcom hay những bộ phim cũ sẽ giúp bạn tăng khả năng phản xạ tiếng Anh rất hiệu quả. Hơn nữa, xem phim và nghe nhạc là một cách học rất thư giản dễ dàng đưa kiến thức đi vào trong tiềm thức của mỗi người. Qua phim ảnh, người học tiếng Anh còn luyện được giọng chuẩn, tăng vốn từ vựng ở mỗi tình huống thật. Người học có thể luyện tập bằng cách lặp lại những từ ngữ, câu nói xác với thực tế đời sống. Từ đó việc học tiếng Anh trở nên hiệu quả và giúp người học sở hữu giọng chuẩn như người bản xứ. Thói quen thứ ba: Suy nghĩ và luyện tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi trong mọi tình huống Trong mọi tình huống có thể, tự nói một vài câu tiếng Anh mà người học nhớ để tạo thói quen phản xạ. Chẳng hạn, khi đi xe máy bạn có thể tự nhẩm hướng đi, rẽ trái – turn left, rẽ phải – turn right, bạn cứ đi thẳng – keep going ahead… Như vậy, khi gặp người nước ngoài hỏi hướng đi, người học sẽ tự tin để chỉ đường cho họ ngay tức thời mà không cần phải suy nghĩ hay dịch từ Việt sang Anh. Thói quen thứ tư: Tự đóng vai trong các đoạn hội thoại tưởng tượng Người học có thể nói Tiếng Anh bằng những đoạn hội thoại ngắn với bản thân mình mà không phải mất thời gian tìm chủ đề, tìm người đàm thoại. Cách luyện tập giao tiếp là hãy nói chuyện với chính bản thân mỗi ngày về bất cứ điều gì mà chúng ta muốn, bất cứ gì mà chúng ta nghĩ. Điều này thật sự thú vị và vô cùng hiệu quả nhé! Để giúp cho cách vận dụng này tốt hơn thì người học nên thu âm lại giọng nói của mình. Sau đó nghe lại người học sẽ mình điều chỉnh theo ý mình sao cho thoải mái mà không gượng ép hay mất tự nhiên. Điều tưởng như đơn giản nhưng lại là liều thuốc kỳ diệu cho người học ngoại ngữ.