Khi thời tiết chuyển mùa là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển, lây lan. Nếu không phòng và điều trị cúm kịp thời. Bệnh cúm có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, hô hấp, viêm phổi… Cùng chú tôi tìm hiểu bài viết: Cách phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa. Để có những kiến thức phòng tránh bạn nhé! Đối tượng dễ mắc bệnh cúm khi giao mùa! Những đối tượng dễ mắc cảm cúm là: Người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Những người có miễn dịch kém cũng rất dễ bị cảm cúm. Triệu chứng đầu tiên của cảm cúm là: Sốt, đau rát họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, xung huyết mắt. Kèm theo là cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, có thể sốt đến 39 độ C. Triệu chứng ho thường xuất hiện sau khi có triệu chứng ở mũi. Các biểu hiện lâm sàng của cảm cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên. Thông thường bệnh cảm cúm kéo dài trong khoảng 1 tuần. Do bệnh cảm cúm thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến. Các triệu chứng như: Sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày. Chính vì vậy nhiều người chủ quan, cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên không đến cơ sở y tế khám. Chính vì sự chủ quan không điều trị. Hoặc điều trị quá muộn, đã khiến cho bệnh cảm cúm chuyển nặng. Điều đó gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Đối với phụ nữ mang thai, bệnh cảm cúm có thể gây biến chứng phổi hoặc sảy thai. Nếu thai phụ mắc bệnh trong 3 tháng đầu có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng bệnh lý. Có thể là ảnh hưởng về hệ thần kinh trung ương… Cách phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa! Bệnh cảm cúm khi giao mùa là bệnh do virut cúm gây nên. Bệnh dễ lây truyền do virut cúm từ người bệnh phát tán không khí. Chúng gia tăng mạnh trong thời gian này là do thời tiết trở lạnh. Để cơ thể không mắc bệnh cảm cúm mọi người cần nâng cao ý thức phòng tránh bệnh. Nên chú ý ăn uống đủ các chất dinh dưỡng, cần tăng cường các loại rau xanh, củ quả vào thực đơn hằng ngày. Bổ sung dinh dưỡng và cân đối các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả có chứa khoáng chất Selenium,vitamin C… Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt trong chế độ ăn uống nên bổ sung tỏi. Tỏi có tác dụng phòng ngừa cúm, tăng cường khả năng miễn dịch. Từ đó giúp phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa hiệu quả! Uống nhiều nước là một trong những cách phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa. Theo các chuyên gia y tế, bị cúm việc uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả…), đặc biệt là nước ấm, sẽ giúp giảm đáng kể triệu chứng nghẹt mũi khó chịu. Khi cơ thể bị ốm, chức năng phòng chống bệnh của hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng. Vì thế việc rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn giúp ngăn ngừa các virut mới xâm nhập vào cơ thể. Bạn cần phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi cầm nắm thức ăn, sau khi đi vệ sinh, kể cả khi không bị bệnh. Ngay cả khi không bị cảm cúm thì việc súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi ngày có thể giúp ngăn chặn viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh.