Cách nhận biết biểu hiện bệnh gút sớm

Thảo luận trong 'Quảng cáo và Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi phuongnguyen102099, 14/5/18.

  1. phuongnguyen102099

    phuongnguyen102099 Thành viên mới

    Do nhiều nguyên nhân khác nhau, quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể bị rối loạn. Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa này. Ở người bình thường, các phân tử axit uric trong máu sẽ vô hại và được đào thải chủ yếu qua thận. Nhưng khi nồng độ axit uric tăng cao quá mức (trên 420 μmol/L ở nam giới, trên 360 μmol/L ở nữ giới), chúng sẽ tích tụ, kết tủa các tinh thể muối urat ở các khớp, sụn, mô mềm và gây ra những cơn đau dữ dội cho người bệnh. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh gút. Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

    Ở từng giai đoạn, bệnh gút sẽ có những triệu chứng khác nhau:

    1. Biểu hiện bệnh gút giai đoạn đầu

    Bệnh gút hình thành và phát triển âm thầm trong nhiều năm. Dấu hiệu đầu tiên là nồng độ axit uric trong máu tăng cao và chưa có nhiều biểu hiện ra bên ngoài. Người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc xét nghiệm chỉ số axit uric máu.

    2. Biểu hiện bệnh gút giai đoạn cấp tính

    Cơn gút cấp đầu tiên xuất hiện đột ngột vào ban đêm hoặc gần sáng, với vị trí đau chủ yếu ở khớp ngón chân cái. Mức độ đau tăng lên trong vài giờ và lan ra các khớp ngón tay, bàn tay, đầu gối, bàn chân… kèm theo hiện tượng: sưng, nóng đỏ các khớp.

    Một số bệnh nhân sẽ gặp các dấu hiệu đi kèm như: sốt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa…

    Sau khoảng 1 tuần, cơn đau sẽ thuyên giảm và tự hết mà không cần uống thuốc. Lúc này, tại các khớp bị đau sẽ có hiện tượng bầm tím, lớp da bên ngoài bong tróc.

    3. Biểu hiện bệnh gút giai đoạn mãn tính

    Trong khoảng thời gian 6 tháng đến 2 năm, bệnh vẫn tiến triển âm thầm mà không có dấu hiệu đau trở lại, khiến người bệnh dễ lầm tưởng đã khỏi. Tuy nhiên, sau đó, các cơn đau xuất hiện với tần suất và mức độ dữ dội hơn nhiều so với cơn đau đầu tiên.

    Cơn đau có thể kéo dài vài tuần và ở nhiều khớp khác nhau, có thể đối xứng hoặc không đối xứng. Kèm theo đó là tình trạng sưng túi dịch đệm ở khủy tay hay đầu gối gây sưng, phù khớp.

    Đồng thời, xuất hiện hạt tophi tại các khớp: ngón tay, bàn chân, vành tai… Thậm chí, khối tophi lớn dần và có nguy cơ vỡ loét, gây nhiễm trùng khớp, biến dạng khớp…

    Ngoài ra, lượng axit uric quá nhiều khiến thận làm việc quá tải, lâu dần sẽ hình thành sỏi thận, suy thận.

    Hiện nay, chưa có phương pháp nào điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Các loại thuốc Tây y chỉ tập trung vào việc giảm đau, chống viêm và giảm hàm lượng axit uric trong máu.

    Đó là một số loại thuốc như:

    - Thuốc chống viêm không steroid: có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, chống viêm.

    - Thuốc Colchicin: cũng có tác dụng chống viêm trong các đợt gút cấp.

    - Thuốc Allopurinol: đây là thuốc làm giảm axit uric trong máu, chống lại cơn đau gút cấp và phòng bệnh tái phát.

    - Thuốc Febuxostat: tác dụng giống Allopurinol, được dùng khi người bệnh nhờn thuốc Allopurinol.

    Hầu hết các loại thuốc đều không nên dùng thường xuyên vì gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới các bộ phận như: gan, thận, dạ dày.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng