Đau khớp háng khi mang bầu thường xuất hiện ở tháng đầu và tháng cuối của thai kỳ khiến cho mọi hoạt động từ việc đi lại đến sinh hoạt đều trở nên khó khăn khiến các mẹ cảm thấy mệt mỏi và lo lắng. Để cải thiện các cơn đau ở khớp háng, mẹ bầu có thể tham khảo các liệu pháp sau đây: 1. Nghỉ ngơi hợp lý Phụ nữ mang bầu hạn chế việc đi lại, cử động khớp háng quá nhiều nên nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng nhọc. Tăng thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để giúp thư giãn cơ thể. Khi ngủ, các mẹ có thể sử dụng gối nệm chuyên dụng dành riêng cho bà bầu để giúp tư thế ngủ được thoải mái, giảm căng thẳng ở vùng bụng, lưng, xương chậu và khớp háng, xua tan cơn đau nhức. 2. Vận động đúng tư thế Mẹ bầu nên chọn lựa các tư thế đi lại, ngồi thích hợp, tránh áp lực mạnh lên xương chậu như ngồi xổm, khi ngồi nên ngồi đệm để đỡ đau xương chậu, mẹ bầu cũng không nên lôi kéo khi vận động mạnh khi đang đau khớp háng. Ngoài ra, các mẹ cũng nên tránh tư thế ngồi xổm và các động tác kéo đẩy mạnh để giảm bớt áp lực lên vùng xương chậu và khớp háng bị đau. Khi ngồi nên để chân thẳng và hơi cao, chân vuông góc với đùi sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. =>> Tìm hiểu thêm: http://coxuongkhopanviet.com/dau-khop-hang-khi-mang-thai-3-thang-dau.html 3. Chườm nóng, xoa bóp, châm cứu Nên chườm nóng, xoa bóp ở những vùng đau giúp giảm đau nhức rất tốt và an toàn với phụ nữ mang thai. Các mẹ có thể dùng túi chườm nóng hoặc khăn nóng chườm lên khớp háng trong vài phút để giúp làm giãn các mao mạch, hỗ trợ lưu thông máu và giảm đau. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể kết hợp xoa bóp và châm cứu ở vùng lưng, hông chậu, đùi… để giảm kích thích thần kinh, giúp mẹ bầu thoát khỏi tình trạng đau mỏi khớp háng. Các mẹ lưu ý là việc xoa bóp và châm cứu phải được thực hiện ở những cơ sở uy tín nhé. 4. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hợp lý Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ mang thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Đặc biệt, muốn giảm đau khớp và nguy cơ mắc bệnh xương khớp sau sinh, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu chất khoáng như canxi, sắt, magie, kali, kẽm,… từ tôm, cua, ốc, sữa, trứng… Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể uống thêm sữa hoặc viên uống bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ sản khoa để cung cấp đủ hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. 5. Luyện tập vừa sức Trong thời kỳ bầu bí, các mẹ không nên vận động mạnh nhưng không được bỏ qua việc luyện tập cơ thể. Mẹ bầu có thể luyên tập vùng bụng, hông và xương chậu bằng các bài tập yoga, bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày để giúp các khớp xương linh hoạt và dẻo dai. Cách này không chỉ giúp mẹ bớt đau nhức khớp háng khi mang thai mà còn làm thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi, thuận lợi khi sinh nở Nếu như áp dụng những cách trên mà cơn đau khớp háng không thuyên giảm, mẹ bầu hãy đến bệnh viện các bác sĩ sẽ kiểm tra đưa ra những lời khuyên cũng như biện pháp điều trị kịp thời, an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt các mẹ phải luôn giữ tinh thần lạc quan và yên tâm rằng đau khớp háng khi mang thai sẽ bớt hoàn toàn sau khi sinh. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ về Bệnh Viện An Việt qua Hotline 19002838 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Nguồn: http://www.suckhoevogia.com/2018/09/5-giai-phap-giup-giam-au-khop-hang-khi.html