VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG LÀ BỆNH GÌ? Khớp thái dương là một trong những khớp động của cơ thể và là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, nó cũng có thể gọi tắt là khớp cầu bởi vì nó linh hoạt hoàn toàn. Khớp bao gồm diện khớp của xương hàm dưới và diện khớp của xương thái dương và các thành phần trung gian khác như là bao khớp, dây chằng khớp, đĩa khớp và mô sau đĩa. Khớp có vai trò quan trọng giúp cho hàm đóng mở và thực hiện các hoạt động như ăn, nói, nuốt,... Viêm khớp thái dương hàm hay rối loạn khớp thái dương, viêm khớp thái dương hàm là một bệnh lý rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh dẫn đến tình trạng đau có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ, chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý này là: – Đau vùng mặt hoặc hàm ở gần mang tai. – Nhức đầu, đau tai và cảm thấy áp lực nặng ở vùng mắt. – Khi mở hay há miệng, bạn hay nghe tiếng “click” hoặc “poc”. – Hàm dưới bị kẹt, khóa hàm làm bạn không thể mở miệng được. – Căng cứng các cơ hàm, mỏi cổ, nhức thái dương, mệt mỏi. Các biểu hiện của bệnh lý sẽ khác nhau tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Nhưng hầu hết đều liên quan đến các vấn đề cơ nhai, dây chằng, tổn thương ở khớp. Và vì khớp thái dương hàm là thuốc động duy nhất của sọ mặt, đóng vai trò quan trọng trong việc đóng mở hàm nên nếu viêm khớp càng nặng sẽ càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM – Nhiễm khuẩn, chấn thương: những chấn thương do va đập như tại nạn, té ngã hay há miệng to đột ngột có thể làm khớp thái dương hàm bị trật. – Trật đĩa khớp nằm giữa lồi cầu và ổ khớp. – Việc siết chặt răng hoặc mài răng vào nhau thường dễ khiến các cơ khớp thái dương hàm bị mỏi gây viêm. – Răng mọc lệch, mọc chen chúc hoặc biến chứng khi nhổ răng số 7, 8 không đúng kỹ thuật khiến dĩa khớp thái dương bị trật. – Do các bệnh lý như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp gây co thắt cơ hàm… PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM Dùng thuốc – Các thuốc giảm đau như paracetamol, diclofenac, mobic hoặc các thuốc giảm đau mạnh hơn nếu cần thiết. – Thuốc kháng viêm corticosteroid: dùng dạng tiêm có thể giúp giảm tình trạng đau cơ, viêm khớp hiệu quả. – Thuốc giãn cơ: dùng trong vài ngày hoặc vài tuần. – Thuốc chống trầm cảm nortriptyline, amitriptylin dùng trước khi đi ngủ để giảm đau cho một số bệnh nhân. – Độc tố botulinum: được tiêm vào các cơ hàm nhằm giảm đau do rối loạn khớp thái dương hàm. Can thiệp bằng phẫu thuật – Điều trị nha khoa: Cải thiện tình trạng bệnh bằng cách mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình răng bị mất, hay thay chất trám nếu cần thiết. Khi điều trị bằng phương pháp này người bệnh cần phải chịu đựng một số cơn đau nhức, gây khó chịu. – Chọc rửa khớp: nhằm loại bỏ các mảnh vụn hoặc những sản phẩm phụ viêm. – Phẫu thuật: Sữa chữa hay thay thế các phần khớp bị tổn thương nhằm điều trị bệnh, tuy nhiên đây là phương án cuối cùng khi mà các phương pháp khác không đem lại hiệu quả. Các phương pháp khắc phục viêm khớp thái dương tại nhà – Chườm nóng hoặc chườm lạnh: phương pháp này giúp giảm sưng, lưu thông mạch máu ở vùng mặt và thư giãn cơ hàm. Dùng túi chườm nóng hoặc lạnh khoảng 10 phút mỗi 2 giờ khi có dấu hiệu đau nhói và sưng ở khớp hàm. – Duy trì tư thế đúng: Nên giữ tư thế ngồi thẳng lưng sao cho cằm không bị lệch khỏi trục cơ thể quá nhiều. Điều này giúp làm giảm áp lực gây ra cho lưng và cổ, từ đó giảm đau khớp thái dương hàm. Không nên thực hiện các hoạt động cử động hàm rộng như ngáp, la hét và hát nếu đang bị viêm khớp thái dương. – Không nên cắn móng tay hoặc nhai bút chì – những thói quen xấu ở một số người khi tập trung suy nghĩ. – Không nên chống tay lên cằm hoặc giữ điện thoại bằng cằm và vai quá thường xuyên. – Nằm nghiêng hoặc nằm ngửa và có thể sử dụng gối hỗ trợ khi ngủ. Tránh nằm sấp và đặt tay lên hàm khi ngủ nằm nghiêng. – Nghỉ ngơi một vài phút sau khi ngồi làm việc liên tục vài giờ. Có thể thực hiện một số động tác nhẹ để thư giãn khi nghỉ giải lao giữa giờ. – Thực hành yoga, thiền hoặc các bài tập thư giãn tinh thần để đồng thời thư giãn cơ mặt. ĐA KHOA MIỀN TRUNG – ĐỊA CHỈ KHÁM SỨC KHỎE UY TÍN TẠI ĐÀ NẴNG Mọi thắc mắc tư vấn cần hỗ trợ, hãy gọi đến số 0236 36 11111 hoặc Nhấn vào Khung Chat – Tư vấn miễn phí 24/24. Nguồn: https://dakhoamientrung.vn/viem-kho...op-thai-duong-hieu-qua-da-nang-quang-nam.html